PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Khám Tim.docx

1. Người khám có thể đứng ở vị trí nào để quan sát bệnh nhân trong khám tim: A. Bên phải bệnh nhân. B. Bên trái bệnh nhân. C. Có thể đứng dưới chân giường bệnh nhân. D. A và C đúng. E. A, B, C đều đúng. 2. Trong khám tim, có thể quan sát đặc điểm nào sau đây của bệnh nhân: A. Tư thế bệnh nhân. B. Tình trạng khó thở. C. Tinh thần. D. Lồng ngực. E. Tất cả các đặc điểm trên. 3. Tư thế bệnh nhân nào sau đây thể hiện tình trạng bệnh lý. Chọn câu SAI: A. Nằm kê cao đầu. B. Nằm đầu ngang hoặc kê 1 gối. C. Nửa nằm nửa ngồi. D. Ngồi ôm gối. E. Ngồi xổm. 4. Đặc điểm nào sau đây cần phải chú ý khi quan sát tình trạng khó thở ở bệnh nhân. A. Tần số hô hấp. B. Co kéo cơ hô hấp phụ. C. Màu sắc ở môi, đầu chi. D. Nhịp điệu hô hấp. E. Tát cả các đặc điểm trên. 5. Đặc điểm nào sau đây là của hội chứng Noonan: A. Hẹp eo ĐMC. B. Hẹp van ĐMP. C. Liên quan đến thông liên thất. D. Van ĐMC 2 mảnh. E. A và D đúng. 6. Đặc điểm nào sau đây là của hội chứng Down A. Hẹp eo ĐMC. B. Van ĐMC 2 mảnh. C. Loạn dưỡng cơ. D. Liên quan thông liên thất. E. A và B đúng. 7. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của hội chứng Turner A. Hẹp eo ĐMC. B. Van ĐMC 2 mảnh. C. Bệnh cơ tim phì đại. D. Bóc tách ĐMC. E. A, B, D đúng. 8. Đặc điểm nào sau đây của hội chứng Marfan. A. Loạn dưỡng cơ. B. Hẹp van ĐM phổi.
C. Hẹp eo ĐMC. D. Liên quan thông liên thất. E. Không có câu nào đúng. 9. Các dấu hiệu nào sau đây ở bàn tay thể hiện tình trạng bệnh lý tim mạch: A. Ngón tay dùi trống. B. Nhuộm Nicotine. C. Sang thương Janeway. D. Nốt Osler. E. Tất cả các dấu hiệu trên. 10. Đặc điểm nào sau đây xuất hiện ở bệnh nhân suy tim phải. A. TMC nổi và đập theo mạch. B. TMC nổi và không đập theo mạch. C. Sóng mạch có sóng V khổng lồ. D. Cả ba đặc điểm trên. 11. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG xuất hiện ở bệnh nhân tắc TMC trên: A. TMC nổi và đập theo mạch. B. TMC nổi và không đập theo mạch. C. Sóng mạch có sóng V khổng lồ. D. A và C đúng. E. Cả A, B, C đều đúng. 12. Đặc điểm nào của sóng mạch có ở bệnh nhân hở van 3 lá: A. Sóng V khổng lồ. B. Không có sóng V. C. Không có sóng A. D. Sóng A khổng lồ. 13. Dựa vào sờ có thể đánh giá được đặc điểm nào sau đây của động mạch cảnh: A. Biên độ. B. Nhịp. C. Tính chất sóng mạch. D. Cả A, B, C đều đúng. E. Cả A, B, C đều sai. 14. Trường hợp nghe được âm thổi ở động mạch cảnh thì có thể do nguyên nhân nào sau đây: A. Do âm thổi ở tim lan lên. B. Do hẹp ĐM cảnh. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 15. Có bao nhiêu dạng sóng mạch bất thường A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 16. JVP là gì: A. Áp lực TM chủ trên. B. Áp lực TM cảnh. C. Áp lực cung ĐM chủ.
D. Áp lực ĐM cảnh. 17. Nghiệm pháp phản hồi gan TMC có vai trò gì? A. Kiểm tra gan bệnh nhân. B. Bộc lộ các dạng sóng mạch của TMC trong rõ hơn. C. Tìm mốc giải phẫu của TMC trong. D. Tất cả các vai trò trên. 18. JVP tăng khi nào: A. ≥ 9 cm tính từ nhĩ phải. B. ≥ 8 cm tính từ thất trái. C. > 3 cm tính từ góc ức sườn. D. ≥ 8 cm tính từ nhĩ phải. E. C và D đều đúng. 19. Vị trí bình thường của mỏm tim: A. KLS 4 - KLS 5 trung đòn T hay trong đường trung đòn T 1-2 cm. B. KLS 5 - KLS 6 trung đòn T hay trong đường trung đòn T 1-2 cm. C. KLS 4 - KLS 5 trung đòn P hay trong đường trung đòn P 1-2 cm. D. KLS 5 - KLS 6 trung đòn P hay trong đường trung đòn P 1-2 cm. 20. Sờ phần thấp bờ trái xương ức KHÔNG phát hiện dấu hiệu nào sau đây A. Dấu nẩy trước ngực. B. Dấu Hardzer. C. Click tâm thu. D. Clắc mở van hai lá. 21. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI của rung miêu: A. Do dòng máu chảy qua chỗ hẹp làm tốc độ máu tăng nên làm rung các tổ chức van tim, thành tim, mạch máu lớn. B. (+) khi cường độ âm thổi < 4/6. C. Sờ được ở mỏm tim. D. Rõ trong kỳ thở ra. 22. Mục đích của gõ trong khám tim: A. Xác định vị trí - kích thước tim. B. Xác định phổi. C. Tìm rung miêu. D. Tim dấu Harzer. 23. Khi gõ tim, diện đục tăng trong trường hợp nào: A. Tràn dịch màng ngoài tim. B. Tràn khí màng phổi - xẹp phổi. C. Tim to. D. A và C đúng. 24. Khi gõ tim, diện đục tim lệch T hoặc P trong các trường hợp sau, trừ: A. Cổ chướng. B. Tràn khí màng phổi - xẹp phổi. C. Khí phế thủng. D. Có mang. 25. Trong gõ tim, diện đục của tim nhỏ lại khi: A. Dãn phế nang (khí phế thủng).
B. Tim to. C. Tràn dịch màng ngoài tim. D. Tràn khí màng phổi - xẹp phổi. 26. Ngày nay, người ta thường bỏ qua bước nào trong các bước khám tim: A. Nhìn. B. Sờ. C. Gõ. D. Nghe. 27. Vị trí bình thường có thể nghe được ổ van 3 lá: A. Liên sườn 2 bờ trái xương ức. B. Sụn sườn 6 sát bờ trái xương ức. C. Liên sườn 2 bờ phải xương ức. D. Mỏm tim. 28. Vị trí bình thường có thể nghe được ổ van ĐMC: A. Liên sườn 2 bờ phải xương ức. B. Liên sườn 2 bờ trái xương ức. C. Liên sườn 3 bờ trái xương ức. D. Khoang liên sường 4,5 trên đường trung đòn T. E. A và C đều đúng. 29. Các đặc điểm cần chú ý khi nghe tim: A. Cường độ. B. Nhịp tim. C. Tần số. D. Tiếng tim, âm thổi. E. Tất cả các đặc điểm trên. 30. Tiếng T1 thường nghe thấy ở thời điểm nào: A. Đầu tâm thu. B. Cuối tâm thu. C. Cuối kì tâm trương. D. Đầu kì tâm trương.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.