PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ.doc

Trang 1 BÀI 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ Mục tiêu  Kiến thức + Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. + Kể tên và phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây + Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.  Kĩ năng + Rèn luyện kĩ năng phân tích hình: con đường xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ; cấu tạo đai Caspari; hình thái của rễ,... + Rèn kĩ năng so sánh cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng, dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. + Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc sách giáo khoa và phân tích các kênh chữ. I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng Hình thái của rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. Hình 1. Hệ rễ của cây Một lá mầm 2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ 2.1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút a. Hấp thụ nước Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu): đi từ môi trường nhược trương vào môi trường ưu trương trong tế bào lông hút của cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. b. Hấp thụ muối khoáng Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế: • Thụ động: cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. • Chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ và cần năng lượng. Hình 2. Cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào rễ 2.2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ • Theo 2 con đường: + Con đường gian bào: từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ. + Con đường tế bào chất: từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ. • Vai trò của đai Caspari: điều chỉnh dòng vận chuyển các chất.
Trang 2 Hình 3. Các con đường nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ 3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ + Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. + pH, độ thoáng của đất.
Trang 3 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP  Ví dụ mẫu Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 9): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? Hướng dẫn giải Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng: • Rễ cây sống trên cạn có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng. + Rễ cọc: có 1 rễ chính, xung quanh mọc các rễ bên. + Rễ chùm: sau giai đoạn rễ mầm, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra các rễ con. • Hình thái của rễ thích nghi với chức năng: + Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước. + Phần chóp rễ là đĩnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới. + Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào. + Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 9): Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? Chất vận chuyển Cơ chất Nguyên lí Đối tượng Hấp thụ nước Nước Thụ động: đi từ nơi có thế nước cao đến nơn có thế nước thấp. Khuếch tán Nước Hấp thụ muối Muối khoáng + Thụ động: đi từ nơi có thế nước cao đến nơn có thế nước + Khuếch tán + Ngược lại +Chất khoáng bất kì +Chất khoáng cần
Trang 4 khoáng thấp. + Chủ động: đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp. nguyên lí khuếch tán thiết cho cây Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 9): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết? Hướng dẫn giải Khi đất bị ngập nước, ôxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy ôxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết. Ví dụ 4: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion. C. sự cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu. Hướng dẫn giải Các ion khoáng hấp thụ từ đất vào rễ theo hai còn đường là hấp thụ chủ động và hấp thụ thụ động. Trong đó hấp thụ thụ động phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ các ion còn hấp thụ chủ động phụ thuộc vào nhu cầu của cây và phải tiêu tốn nâng lượng. Chọn B. Ví dụ 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với thực vật, sự sống? A. Là dung môi hòa tan các chất sống, là môi trường của nhiều phản ứng sinh hóa. B. Ổn định nhiệt độ cơ thể, điều hòa nhiệt độ môi trường sống. C. Có dạng liên kết với các chất hữu cơ khác, bảo vệ cấu trúc tế bào. D. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Hướng dẫn giải Nước có vai trò rất lớn đối với thực vật, đối với sự sống như: là dung môi hòa tan các chất; điều hòa nhiệt độ cơ thể; là môi trường của các phản ứng hóa sinh,... tuy nhiên nước không có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Chọn D. Ví dụ 6: Con đường gian bào mà nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ là A. con đường đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. B. con đường đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào. C. con đường đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. D. con đường đi theo không gian giữa bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. Hướng dẫn giải Có hai con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào dòng mạch gỗ của rễ là con đường gian bào và con đường tế bào chất. Trong đó con đường gian bào là con đường mà dòng nước và ion khoáng đi theo khoảng không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ. Chọn A. Ví dụ 7: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành. Hướng dẫn giải Rễ có các miền khác nhau: miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền lông hút, miền trưởng thành, trong đó miền lông hút có vai trò hút nước và các ion khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của rễ. Chọn C. Ví dụ 8: Miền lông hút có đặc điểm: dễ bị tiêu biến trong môi trường quá axit, quá ưu trương, quá thiếu ôxi. Từ đặc điểm của miền lông hút chúng ta có những biện pháp kĩ thuật nào để đảm bảo cây vẫn phát triển một cách bình thường? Hướng dẫn giải Các biện pháp kĩ thuật để giúp cây phát triển bình thường: • Có chế độ tưới tiêu hợp lí đặc biệt khi tưới phân phải đảm bảo tưới vừa phải, vừa đủ và phải tưới kèm với tưới nước để giảm áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.