Nội dung text triết-ghth.docx
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới. - Chủ nghĩa duy vật TK XVII- XVIII mang hình thức chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc do ảnh hưởng của sự phát triển cơ học - Chủ nghĩa duy vật biện chứng những năm 40 TK XIX , mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong trạng thái vận động biến đổi, tác động qua lại. Quan điểm của Triết học Mac Lenin về vật chất Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Lênin đưa ra nội dung định nghĩa về phạm trù vật chất: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong lĩnh vực khoa học tự nhiên ( vật lí học) xuất hiện các phát minh mang tính vạch thời đại ( nguyên tố radium, tia X, hiện tượng phóng xạ...) chống lại trào lưu tư tưởng xuyên tạc bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin đã căn cứ vào thành tựu mới nhất trong lĩnh lực vật lí học để bổ sung và phát triên quan niệm về vật chất trong tư tưởng của Mac và Ăngghen Định nghĩa vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Phân tích nội dung định nghĩa: - “ Vật chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ thực tại khách quan....” + Vật chất là một phạm trù khái quát nhất, rộng nhất của lí luận nhân thức + Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ Triết học, chứ không phải dưới góc độ của các khoa học cụ thể. Điều này sẽ chúng ta tránh được sai lầm khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày
- Vật chất là “thực tại khách quan” Định nghĩa đã chỉ ra đặc tính quan trọng nhất của vật chất là tính khách quan, tức là thuộc tính tồn tại không lệ thuộc vào ý thức con người, dù con người có nhận thức được nó hay không. Đặc tính này là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. - Vật chất là những gì “ được đem lại cho con người trong cảm giác” Điều này khẳng định rằng, vật chất là cái có trước, cảm giác ( ý thức) là cái có sau, vật chất là cái đóng vai trò quyết định đến nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức. Bởi thực tại khách quan đưa lại cảm giác cho con người chứ không phải là cảm giác( ý thức) sinh ra thực tại khách quan. Như vậy định nghĩa giải quyết được mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Vật chất là những gì “được cảm giác của chúng ra chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Nghĩa là thế giới vật chất không phải tồn tại thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được biểu hiện cụ thể dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể mà các giác quan của chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Qua đó khẳng định rõ con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Ở điểm này định nghĩa đã giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học trên lập trường của khả tri luận Ý nghĩa phương pháp luận : - Định nghĩa đã giải quyết một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường chủ nghĩa duy vật và biện chứng, qua đó tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong khoa học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. - Định nghĩa này đã cung cấp cơ sở lí luận để bác bỏ sự xuyên tạc của chủ nghiã duy tâm dưới mọi hình thức, đồng thời khắc phục hạn chế của những