Nội dung text 4. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Chương Mỹ A Hà Nội - có lời giải.docx
Trang 1 TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. B. Hợp tác có hiệu quả trong những lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội. C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 2: “Muốn củng cổ nền tự do, độc lập, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bảo; nhưng chúng ta cũng rất cần sự quyền giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có. Ý nghĩa của tuần lễ vàng là ở đó". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, tr.16). Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Chính quyền cách mạng chưa thuộc về nhân dân. B. Cuộc kháng chiến chống Pháp lan rộng cả nước. C. Đất nước đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. D. Việt Nam bị Trung Hoa Dân quốc khống chế về tài chính. Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những hoạt động nổi bật của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn 1999-2015? A. Họp bàn và đã thông qua bản Hiến chương ASEAN. B. Hoàn thành việc kết nạp Đông Ti-mo vào ASEAN. C. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động. D. Tham gia giải quyết vấn đề hòa bình ở In-đô-nê-xi-a. Câu 4: Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa mở ra bước đột phá đầu tiên góp phần làm xói mòn và sự đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Anh, Pháp rút quân khỏi kênh đào Xuy-ê (1956). B. Chế độ độc tài thân Mỹ thất bại ở Cuba (1959). C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945). D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949). Câu 5: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh? A. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1/1949). B. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4/1949). C. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3/1947). D. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6/1947).
Trang 2 Câu 6: Trải qua hơn 70 năm hoạt động (từ năm 1945), Liên hợp quốc đã có nhiều vai trò, đóng góp trên các lĩnh vực, nhưng không có vai trò nào sau đây? A. Ngăn chặn được các cuộc đối đầu Đông-Tây và xung đột trên thế giới. B. Ra các văn bản, xây dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác quốc tế. C. Làm trung gian hòa giải chấm dứt xung đột và chiến tranh ở các khu vực. D. Góp phần thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Câu 7: Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì một trong những lí do nào sau đây? A. Các nước không có nhu cầu liên kết khu vực. B. Thời gian độc lập các nước không đồng đều. C. Khả năng quốc phòng của các nước yếu kém. D. Nền kinh tế của các nước có nhiều cách biệt. Câu 8: Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, chiến thắng nào sau đây của quân và dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ? A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. B. Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 9: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), những cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công? A. Chống quân Thanh (1789) và thực dân Pháp (1858 – 1884). B. Chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) và chống quân Minh (1407). C. Chống quân Minh (1407) và chống thực dân Pháp (1858 – 1884). D. Chống quân Nam Hán (938) và quân Tống (1075 – 1077). Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về bối cảnh lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đảng sớm nhận thấy thời cơ đan xen lẫn nguy cơ. B. Quân Đồng minh chưa kịp kéo vào Đông Dương. C. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. D. Phát xít Nhật là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng. Câu 11: Trong Tuyên bố Băng Cốc (1967), các nước thành viên ASEAN đã đề ra ý tưởng nào sau đây? A. Thành lập tổ chức liên minh chính trị - quân sự của các nước trong khu vực. B. Tổ chức Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 năm. C. Thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa giữa ASEAN và Cộng đồng châu Âu (FC). D. Xây dựng một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. Câu 12: Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác khu vực ở Đông Nam Á vì lí do nào sau đây? A. Thúc đẩy sự liên kết sâu rộng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa các nước thành viên. B. Tạo động lực để ASEAN trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất trên thế giới. C. Hoàn thiện được cơ cấu tổ chức và xác lập những nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Trang 3 D. Đã giải quyết được mọi mâu thuẫn, nhất là xung đột quân sự giữa các nước trong khu vực. Câu 13: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào sau đây? A. Ma Cao. B. Thượng Hải. C. Hồng Kông. D. Đài Loan. Câu 14: Sự kiện nào sau đây đánh dấu tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập? A. Tháng 1-1942, đại diện 26 nước kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc. B. Tháng 2-1945, Liên Xô, Anh, Mỹ thống nhất thành lập Liên hợp quốc. C. Năm 1945, đại diện 50 nước thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. D. Ngày 24-10-1945, các nước thành viên phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc. Câu 15: (“Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thủ chúng ta đã ngã gục .. ”. (Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Quân lệnh số 1). Đoạn thông tin trên phản ánh A. điều kiện khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám. B. phát xít Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh và rút khỏi Việt Nam. C. điều kiện chủ quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám. D. Cách mạng tháng Tám đã thành công ở Việt Nam và Đông Dương. Câu 16: Những yếu tố nào sau đây có tác động to lớn đến tình hình Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954)? A. Tình trạng chạy đua vũ trang giữa các nước, trật tự đơn cực. B. Sự thiết lập Trật tự Véc-xai — Oa-sinh-tơn, Chiến tranh lạnh. C. Sự thiết lập của trật tự thế giới đa cực, sự chi phối của Mỹ. D. Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta, Chiến tranh lạnh. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Các cuộc xung đột quân sự vẫn còn diễn ra ở một số khu vực. B. Mỹ đang thực hiện âm mưu thiết lập lại trật tự thế giới đa cực. C. Một trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực. D. Các nước điều chỉnh chiến lược tập trung phát triển kinh tế. Câu 18: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở Việt Nam? A. Có sự kết hợp của sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. B. Đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc. C. Lực lượng chính trị đóng vai trò nòng cốt và quyết định thắng lợi. D. Giải quyết triệt để giữa nhiệm vụ dân tộc với nhiệm vụ dân chủ. Câu 19: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, hoàn thành triệt để nhiệm vụ dân chủ. B. Là yếu tố quyết định làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. C. Đảng Cộng sản Đông Dương từ vai trò lãnh đạo, trở thành đảng cầm quyền. D. Mở ra kỉ nguyên mới - độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.