Nội dung text ĐỀ SỐ 27.docx
ĐỀ SỐ 27 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người đã trải qua hoặc tin rằng đang ở phía trước. Câu 2 (0,5 điểm): Trạng thái “khủng hoảng hiện sinh” là trạng thái khủng hoảng khi một người trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống và chính bản thân mình. Câu 3 (1,0 điểm): Ý khái quát của từng đoạn văn bản: Đoạn (1): Giải thích về khái niệm “tiếc thương sinh thái”; Đoạn (2): Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu (nơi ảnh hưởng trực tiếp); Đoạn (3): Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “hậu phương” của biến đổi khí hậu (ảnh hưởng từ nỗi lo về biến đổi khí hậu); Đoạn (4): Đối tượng chịu tác động của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”; Đoạn (5): Hệ lụy của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”. Câu 4 (1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng những bằng chứng khoa học (các con số thống kê, các công trình nghiên cứu, những suy luận logic) và những ví dụ thực tiễn để cung cấp thông tin xác thực cho người đọc về hiện tượng tâm lý “tiếc thương sinh thái”, một hậu quả của biến đổi khí hậu. Câu 5 (1,0 điểm): Việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập giúp mỗi chúng ta có hiểu biết sâu hơn về biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó, không chỉ tác động đến môi trường và sức khỏe vật chất của con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Hiện tượng tâm lý “tiếc thương sinh thái” với những biểu hiện tiêu cực của con người là một lời cảnh báo. Từ đó, mỗi người có thể xác định những suy nghĩ và hành động thiết thực từ góc nhìn cá nhân để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: quan niệm về chữa lành. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Quan niệm về việc chữa lành trong đoạn trích: nhận diện giá trị bản thân, tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, nhận thức đúng về tài năng, thực lực của mỗi người, sống thuận tự nhiên - đó chính là cách sống tử tế với bản thân, làm cho mỗi người trở nên hạnh phúc “Ta có là ta, ta mới đẹp”. (2) Liên hệ, kết nối với bản thân để suy nghĩ về bài học nhận thức và hành động rút ra từ nội dung đoạn trích (đưa ra những bằng chứng, lý lẽ phù hợp). Chẳng hạn, có thể thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với một hoặc một vài ý kiến được nêu ra trong đoạn trích (về việc kiếm tiền, về xu hướng thuận theo tự nhiên, ...). c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Câu 2 (4,0 điểm) Phạm vi tư liệu cần huy động: Có thể lựa chọn hai trong số những bài thơ sau: Nhớ – Hồng Nguyên; Đồng chí - Chính Hữu; Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân; Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, ... a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ hiện đại viết về hình tượng người lính. Ví dụ: bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). b. Thân bài b1. Điểm gặp gỡ của hình tượng người lính trong hai bài thơ (1) Về nội dung hình tượng: Hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng người lính với những phẩm chất đáng tự hào của