Nội dung text 70. Sở Quảng Nam ( Lần 2 ) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ].doc
Câu 1: Trong vỏ Trái Đất, sắt và nhôm là hai nguyên tố kim loại có hàm lượng cao hơn so với các nguyên tố kim loại khác. a. Sắt hoặc nhôm đều được sử dụng với vai trò là kim loại cơ bản trong sản xuất các hợp kim nặng. b. Từ quặng bauxite sẽ tách được sắt bằng phương pháp điện phân. c. Khi tráng một lớp kẽm lên đinh thép sẽ hạn chế được sự ăn mòn sắt trong thép theo phương pháp điện hóa. d. Nhiệt độ cần để tái chế thép cao hơn nhiệt độ cần để tái chế nhôm. Câu 2: Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm về ăn mòn của kim loại (đinh thép). Nhóm học sinh đưa ra giả thuyết: “Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm chỉ phụ thuộc vào các chất có trong môi trường” Thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau: - Rót dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa vào cốc 1, cốc 2, cốc 3, dầu nhờn (bản chất là hỗn hợp các hydrocarbon) vào cốc 4. - Cho một đinh thép vào cốc 1 và cốc 4, cho đinh thép được quấn bởi dây kẽm (Zn) vào cốc 2, cho đinh thép được quấn dây đồng (Cu) vào cốc 3 (các đinh thép là thép carbon thường và đã được làm sạch bề mặt). Các bước được minh họa như hình vẽ dưới đây: Để 4 cốc trong không khí sau 5 ngày, kết quả thí nghiệm được nhóm học sinh ghi lại theo bảng sau: STT Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3 Cốc 4 Hiện tượng Cây đinh bị gỉ; có lớp chất rắn màu đỏ bám lên trên đinh sắt. Dây kẽm bị ăn mòn, cây đinh gần như không bị ăn mòn. Cây đinh bị gỉ. dây đồng hầu như không bị ăn mòn. Không có hiện tượng a. Ở cốc 1, khi nhúng đinh vào nước muối, sắt bị ăn mòn hóa học. b. Ở cốc 2, khi quấn kẽm vào đinh thép rồi ngâm chúng trong dung dịch NaCl, xuất hiện hiện tượng ăn mòn điện hóa, kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên kẽm bị ăn mòn, do đó đinh thép được bảo vệ. c. Quấn một dây đồng quanh đinh thép là cách để chống ăn mòn đinh thép trong môi trường có chất điện li. d. Với kết quả thí nghiệm như trên, giả thuyết của nhóm học sinh là đúng. Câu 3: Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Tiến hành hai thí nghiệm sau ở 20 o C. Thí nghiệm 1: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc (nồng độ khoảng 11 M) không màu vào ống nghiệm (1) thu được dung dịch Y có màu vàng chanh, do có quá trình: [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) + 4Cl - (aq) ⇌ [CuCl 4 ] 2- (aq) + 6H 2 O(l) K C = 4,18 . 10 5 (1) Thí nghiệm 2: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride bão hòa (nồng độ khoảng 5,3 M) không màu vào ống nghiệm (2) thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu. a. Trong thí nghiệm (1), phức chất [CuCl 4 ] 2- kém bền hơn phức chất [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ . b. Trong thí nghiệm (2), không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất. c. Khả năng thay thế phối tử trong phức chất [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ không phụ thuộc vào nồng độ của ion Cl - trong dung dịch mà phụ thuộc vào tính acid mạnh của hydrochloric acid.