Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 1 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 01 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược? A. DNA → RNA. B. RNA → DNA. C. RNA → protein. D. DNA → DNA. Câu 2. Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 3. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự phát triển của cây thân thảo trên cạn, sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được, người ta đã xây dựng được biểu đồ như hình dưới đây. Nếu lượng ATP giảm mạnh thì khả năng hấp thụ các ion nào bị ảnh hưởng? A. K + , NO 3 - . B. Mg 2+ và NO 3 - . C. Mg 2+ và Fe 3+ . D. K + , Mg 2+ Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình hô hấp ở thực vật? A. Phân giải hiếu khí diễn ra mạnh trong rễ cây khi bị ngập úng. B. Hạt đang nảy mầm, hoa đang nở thì hoạt động hô hấp diễn ra mạnh. C. Hô hấp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cần cho các quá trình chuyển hóa trong cây. D. Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C 3 và gây lãng phí sản phẩm của quang hợp. Câu 5. Ở thỏ hoang dại, đa số cá thể bị bệnh Mytomatosis do virus Myxoma gây ra thường chết trong vòng 14 ngày. Tác dụng của virus này lên quần thể thỏ hoang dại có thể xem là tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di nhập gene . D. Yếu tố ngẫu nhiên. Câu 6. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử. Câu 7. Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Quá trình hình thành loài thường trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lý. Câu 8. Ở một quần thể thực vật xét 1 gene gồm 2 allele là A và a, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp. Giả sử trong điều kiện sống của quần thể, những cây thân thấp là không thích nghi và bị đào thải. Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào có khả năng loại bỏ hoàn toàn allele a ra khỏi quần thể hơn cả? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến a thành A. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 9. Tính trạng nhóm máu ở người do một gene có 3 allele là I A , I B và I O quy định, trong đó I A quy định nhóm máu A, I B quy định nhóm máu B; I A và I B là đồng trội so với I O ; kiểu gene I A I B quy định nhóm máu AB. Theo lí thuyết, bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B sẽ không thể sinh con có nhóm máu A. B ở trạng thái dị hợp. B. O. C. A ở trạng thái đồng hợp. D. AB. Câu 10. Hình bên mô tả cơ chế hình thành thể đột biến X từ hai loài lưỡng bội. Cơ thể X gọi là:
A. thể lưỡng bội. B. thể tứ bội. C. thể song nhị bội. D. thể dị bội. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 11 đến 12 Trên một đồi thông Đà lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng của chúng còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp nguồn thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim gõ kiến và thằn lằn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn. Câu 11. Mối quan hệ giữa các cây thông là A. Cộng sinh B. Hỗ trợ C. Hợp tác D. Kí sinh. Câu 12. Nếu như loại bỏ nấm rễ, các cây thông không hút được nước vì rễ cây không có lông hút, điều này chứng minh các cây thông và nấm rễ có mối quan hệ A. Cộng sinh B. Kí sinh C. Ức chế cảm nhiễm D. Hợp tác. Câu 13. Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Cấy truyền phôi. B. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 14. Chứng động kinh ở người do đột biến ở một gene (gene bệnh) nằm trong ti thể gây nên. Khi nói đến ảnh hưởng gene này, theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dễ làm chết các tế bào và mô mang gene đột biến. B. Nếu mẹ mang gene bệnh thì tỉ lệ con bị bệnh ít hơn so với bố mang gene bệnh. C. Ảnh hưởng nhiều đến các tế bào thần kinh và cơ. D. Luôn di truyền từ mẹ sang con. Câu 15. Đặc điểm của cây lai được tạo thành từ phương pháp dưới là: A. Dị hợp mọi cặp gene. B. Đồng hợp mọi cặp gene.
C. Có tỷ lệ dị hợp cao hơn cây lai được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn. D. Thường được sử dụng làm giống do có đặc tính di truyền ổn định. Câu 16. Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 17, 18. Sau khi thu hái, rau quả vẫn tiếp tục các hoạt động sống của chúng, đó là sự thở, sự bốc hơi, sự tỏa nhiệt… Tuy vậy, sự tổng hợp các chất đã kết thúc và khả năng chủ động đề kháng với bệnh hại cũng giảm đáng kể từ khi rau quả bị tách ra khỏi môi trường sống. Trong thời gian bảo quản, hầu hết các thành phần hóa học của quả đều bị biến đổi như vị ngọt, vị chua, mùi thơm, hợp chất khoáng …do tham gia quá trình hô hấp hoặc do hoạt động của enzym. Sự thay đổi này tùy thuộc vào từng loại rau quả khác nhau. Từ xưa tới nay, con người đã biết bảo quản nông sản bằng nhiều cách truyền thống như: Phơi khô, sấy, hun khói, ướp muối… Bên cạnh đó người ta còn áp dụng các phương pháp hiện đại như bảo quản trong môi trường khí biến đổi, trong kho lạnh, hóa chất… Câu 17. Các biện pháp bảo quản nông sản đều có tác dụng chung là A. Tăng cường độ quang hợp của nông sản (đối với rau, củ, quả). B. Giảm cường độ hô hấp của nông sản. C. Tăng hoạt động của các vi sinh vật có trên bề mặt nông sản. D. Giảm hàm lượng các chất trong nông sản. Câu 18. Khống chế thành phần khí trong môi trường bảo quản là phương pháp hiện đại, trong môi trường bảo quản A. Nồng độ khí O 2 cao, CO 2 thấp B. Không chứa khí CO 2 . C. Không chứa khí oxygene D. Nồng độ CO 2 cao, O 2 thấp. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa gồm có 1 dòng hoa đỏ và 4 dòng đột biến hoa trắng. Người ta tiến hành thí nghiệm cho các dòng hoa trắng lai với nhau, thu được kết quả như sau: Dòng đột biến A B C D A Hoa trắng Hoa trắng Hoa trắng Hoa đỏ B Hoa trắng Hoa trắng Hoa trắng Hoa đỏ C Hoa trắng Hoa trắng Hoa trắng Hoa đỏ D Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa trắng Biết rằng các locus gene nằm trên các cặp NST khác nhau. a. Các gene đột biến nói trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau. b. Các chủng A, B, C đột biến ở cùng 1 gene. c. Trong quần thể có tối đa 30 loại kiểu gene. d. F1 của chủng lai giữa A với D có kiểu gene dị hợp về 2 cặp gene. Câu 2. Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thuộc hai loài động vật ăn cỏ (loài A và loài B) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. Hình sau đây mô tả sự thay đổi số lượng cá thể của hai quần thể A, B trước và sau khi loài động vật săn mồi C xuất
hiện trong môi trường sống của chúng. Biết rằng ngoài sự xuất hiện của loài C, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn. a. Sự giảm kích thước quần thể A là do sự săn mồi của loài C cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể B đã tiêu thụ một lượng lớn cỏ. b. Sự biến động kích thước quần thể A và quần thể B cho thấy loài C chỉ ăn thịt loài A. c. Có sự trùng lặp ổ sinh thái về dinh dưỡng giữa quần thể A và quần thể B. d. Trong 5 năm đầu khi có sự xuất hiện của loài C, sự săn mồi của loài C tập trung vào quần thể A, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể B giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non trong quần thể B. Câu 3. Đo chỉ số đường huyết khi đói của một người, thu được kết quả thể hiện qua đồ thị sau: a. Chỉ số đường huyết cao nhất là lúc 20h. b. Người này bị bệnh tiểu đường. c. Ở thời điểm 14h, tuyến tuỵ tăng tiết glucagon. d. Người này nên tăng cường sử dụng thức ăn nhiều tinh bột. Câu 4. Cho biết các codon mã hóa các amino acid trong bảng sau đây: Amino acid Leu Trp His Arg Codon 5’CUU3’; 5CUC3; 5’CUA3’; 5’CUG3’ 5’UGG3’ 5’CAU3’ 5’CAC3’ 5’CGU3’; 5CGC3; 5’CGA3’; 5’CGG3’ Triplet mã hóa là các bộ ba ứng với các codon mã hóa amino acid và triplet kết thúc ứng với codon kết thúc trên mRNA. Giả sử một đoạn gene ở vi khuẩn tổng hợp đoạn mRNA có triplet mở đầu và trình tự các nucleotide như sau: Mạch làm khuôn tổng hợp mRNA 3’TACGAAACCGCCGTAGCAATT5’ mRNA 5’AUGCUUUGGCGGCAUCGUUAA5’ Biết rằng, mỗi đột biến điểm dạng thay thế một cặp nucleotide trên đoạn gene này tạo ra một allele mới. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về quá trình truyền thông tin di truyền của vi khuẩn trên?