PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text b7_btvatlinhiet_vatli12_kntt.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 7: BÀI TẬP VỀ VẬT LÍ NHIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học trong Chương I Vật lí nhiệt. - Áp dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật I của nhiệt động lực học để giải được các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi làm bài tập về vật lí nhiệt. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến giải bài tập vật lí nhiệt, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: - Nêu được những kiến thức cơ bản đã học về nội dung vật lí nhiệt. - Vận dụng được kiến thức ở chương I vào giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và quá trình chuyển thể. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
2 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Phiếu học tập. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. - HS mỗi nhóm: 1 xúc xắc. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS trình bày được những kiến thức cơ học đã học trong Chương I Vật lí nhiệt. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nội dung kiến thức chương I và nộp cho GV trước buổi học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và nộp sản phẩm theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chiếu nhanh một số sơ đồ đầy đủ nội dung và có hình thức đẹp. - GV mời 1 – 2 HS trình bày hệ thống kiến thức theo sơ đồ.
3 Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới: Để giải các bài tập Vật lí nhiệt cần đến những kiến thức và công thức cơ bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới để có được câu trả lời chính xác nhất. – Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được các lưu ý khi giải bài tập vật lí nhiệt và vận dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật I của nhiệt động lực học để giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải một số bài toán vật lí nhiệt trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nội dung Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP 1. Một lượng khí được truyền 10 kJ nhiệt năng để nóng lên đồng thời bị nén bởi một công có độ lớn 100 kJ. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí này.
4 2. Người ta cung cấp nhiệt lượng 25 J cho một lượng khí trong một xi-lanh đặt nằm ngang. Lượng khí nở ra đấy pit-tông chuyển động trong xi-lanh được 10 cm. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi-lanh có độ lớn là 20 N và coi chuyển động của pit-tông trong xi lanh là đều. 3. Muốn có 30 lít nước ở nhiệt độ 40 0 C thì cần phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi ở áp suất tiêu chuẩn vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 10 0 C? Lấy khối lượng riêng của nước là 1 kg/lít; bỏ qua sự thay đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ và sự trao đổi nhiệt với bên ngoài. 4. Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật 1 của nhiệt động lực học? A. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q < 0. B. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0. C. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0. D. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0. 5. Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lượng tương ứng là Q 1 và Q 2 . Biết khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m 3 và của rượu là 800 kg/m 3 , nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K và của rượu là 2 500 J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì: A. Q 1 = Q 2 . B. Q 1 = 1,25Q 2 . C. Q 1 = 1,68Q 2. D. Q 1 = 2.10Q 2 . d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho 6 HS trước buổi học: Làm các bài tập Bài tập ví dụ (SGK – tr31) và bài 1,2 phần Bài tập vận dụng *Lời giải các bài tập 1. - Vì khí nhận được năng lượng và công nên: Q = +10 kJ và A = +100 kJ. - Theo định luật I của nhiệt động lực học :

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.