Nội dung text Bản mô tả CTĐT - KTCSHT_230213.doc
BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ Hà Nội, tháng 09 năm 2020
2 MỤC LỤC 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2 1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo 2 1.2. Thông tin chung về chương trình đào tạo 4 2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 4 2.1. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược của Trường, Khoa, ngành 4 2.2. Triết lý giáo dục và chiến lược dạy học của ngành đào tạo 4 2.3. Mục tiêu của chương trình 5 3. CHUẨN ĐẦU RA 5 3.1. Kiến thức 5 3.2. Kỹ năng 7 3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 9 3.4. Vị trí việc làm 9 4. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CTĐT 10 4.1. Cấu trúc và kế hoạch thực hiện 10 4.2. Tổ chức thực hiện 13 5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ 13 5.1. Quy trình đánh giá 13 5.2. Hình thức, trọng số và các tiêu chí đánh giá 14 1.
3 THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị thuộc ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo các kỹ sư có trình độ đại học với kiến thức tổng hợp để có thể đảm nhận được các công việc thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình, nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức cốt lõi tương đồng với ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng được đào tạo tại các nước tiên tiến trên thế giới, có tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học đáp ứng quy định trình độ đại học nhận văn bằng kỹ sư của Chính phủ và Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam. Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham khảo các chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng của các Trường sau: Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kiến Trúc Tp Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Thủy Lợi, Khoa Xây dựng-trường đại học MISI, Liên Bang Nga... Năm 2020, chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị được rà soát, điều chỉnh tiếp cận CDIO, đáp ứng chuẩn đầu ra, yêu cầu của xã hội, được tăng cường trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, thực hành, khả năng tự học, cập nhật kiến thức để sinh viên sau khi ra trường có khả năng hội nhập vào các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng với các yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, khu vực và thế giới. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở rộng và sâu, kiến thức chuyên ngành rộng và trang bị kiến thức tin học chuyên ngành sẽ đáp ứng nhanh chóng yêu cầu tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất và quản lý. Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị được điều chỉnh năm 2020 nhằm mục đích phát triển ngành đạt tiêu chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao trình độ, bám sát thực tiễn và thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay trong vòng năm đầu tiên đạt 100%. Đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhiều giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc ở nước ngoài. Cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy trang bị hiện đại, nhiều thiết bị đạt chuẩn quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành. Các môn học chuyên ngành có sự tham gia giảng dạy từ các chuyên gia đang làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
4 Sinh viên được khoa giới thiệu làm việc bán thời gian hoặc thực tập, tập sự nghề tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để tích lũy kinh nghiệm thực tế. Phương pháp đào tạo tiếp cận chuẩn quốc tế giúp sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng để học tập các bậc học cao hơn trong và ngoài nước. Sinh viên có thể đạt được nhiều giải thưởng cao trong nghiên cứu khoa học và làm đồ án tốt nghiệp. Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau: Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: + Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên. + Có kiến thức cơ sở ngành: Hiểu và vận dụng được các kiến thức về thủy lực, thủy văn, máy xây dựng, kết cấu, địa chất công trình, kỹ thuật điện, … phục vụ cho việc quy hoạch, tính toán, thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; Hiểu và vận dụng được các kiến thức về các nguyên lý cơ bản liên quan đến kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho việc đề xuất, phân tích, đánh giá các công nghệ; thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các công trình kỹ thuật hạ tầng (Giao thông đô thị, Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng đô thị ….); Hiểu và vận dụng được các kiến thức về vẽ kỹ thuật, trắc đạc, bản đồ trong thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về quy hoạch đô thị, quy mô đô thị, các tiêu chí đặc trưng đô thị, sự phát triển đô thị làm cơ sở đánh giá, đề xuất các giải pháp về thiết kế và quy hoạch tổng hợp các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về kiến trúc, kết cấu của các công trình xây dựng làm cơ sở lựa chọn, tính toán các công trình hạ tầng kỹ thuật + Có kiến thức chuyên ngành: Hiểu và vận dụng được các kiến thức về quy hoạch tổng hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống giao thông, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đô thị …) làm cơ sở đề xuất, phân tích, đánh giá và lựa chọn các giải pháp thiết kế hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp tổng hợp hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật (Giao thông đô thị, hệ thống cao độ nền và thoát nước mưa đô thị …); Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế từng công