Nội dung text 13.Lop 5-Chu de - Khich le dong doi.pdf
1 CHỦ ĐỀ: KHÍCH KỆ ĐỒNG ĐỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực. - Em sử dụng từ ngữ tích cực để khích lệ đồng đội. 2. Kỹ năng - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng giao tiếp ứng xử - Kĩ năng điều chỉnh cảm xúc 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp & hợp tác: HS biết cách giao tiếp, ứng xử bằng lời từ tích cực. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết sử dụng từ ngữ khích lệ bạn bè, đồng đội thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu của đội. - Năng lực tự chủ: Làm chủ hành vi, lời nói của bản thân khi thành viên trong đội thực hiện chưa đúng. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Phẩm chất trách nhiệm: HS có trách nhiệm với bản thân và đồng đội thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của đội. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương & tôn trọng đồng đội. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. Phương pháp: Trải nghiệm, dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật: Trò chơi, Bài tập, Hỏi đáp, Bài hát. 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, Hoạt động trong lớp học hoặc ngoài sân trường. III. TƯ LIỆU GIẢNG DẠY 1. Giáo viên - Dây 1,2m/chiếc. Mỗi đội 6 dây. - Bóng tennis - Trang chiếu Ngày ........................................................ Giáo viên:................................................. Lớp: ....................................................... Trường:...................................................
2 2. Học sinh - Vở hoạt động giáo dục kĩ năng sống. IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” Mục tiêu - Tạo không khí vui vẻ hứng khởi. - Dẫn dắt vào nội dung bài học. Cách thực hiện ● GV tổ chức để HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. ● GV ghi nhận HS sau khi hát. ● GV chia sẻ: Lớp chúng ta là một đội và những thành viên trong lớp là đồng đội của nhau. Chúng ta sẽ úng xử như thế nào khi đông đội của mình mắc lỗi hay đang lo lắng hay khi chúng ta muốn động viên họ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học nhé! TRẢI NGHIỆM & KHÁM PHÁ Hoạt động: Nhện tha mồi Mục tiêu - HS biết hệ quả của sử dụng ngôn ngữ không phù hợp khi làm việc nhóm - HS biết sử dụng lời nói, cử chỉ động viên khích lệ Cách thực hiện ● GV tổ chức hoạt động đi dây. - Chuẩn bị đồ dùng: + Bóng tennis, cốc nhựa tương ứng với số đội và dây tương ứng với số HS tham gia chơi (4,6,8,....) - Chuẩn bị không gian: + Phòng học rộng + Nhà thể chất + Sân trường - Luật chơi: Mỗi HS được phát một sợi dây, mỗi đội được phát 1 quả bóng, 1 cốc nhựa. Nhiệm vụ của các đội là phải dùng tất cả những sợi dây của đội di chuyển quả bóng tennis vào chiếc cốc nhựa được đặt ở vị trí mà GV yêu cầu. ● GV tổ chức hoạt động thảo luận: - Các em cảm thấy thế nào sau hoạt động vừa rồi?
3 - Làm thế nào để chúng ta làm tốt hoạt động này? - Trong quá trình thực hiện trong đội có thành viên làm rơi bóng thì chúng ta làm gì? ● GV chia sẻ: - Để đồng đội có động lực thay vì việc chỉ trích, quát mắng chúng ta hãy sử dụng những từ ngữ tích cực để khích lệ bạn. - Khi bị chỉ trích, quát mắng bạn của mình sẽ cảm thấy không được tôn trọng, lo lắng, sợ hãi không muốn làm gì. - Khích lệ đồng đội là thể hiện sự tôn trọng với bạn. GV tổ chức HS thực hiện lại bài tập này theo hướng khích lệ tinh thần đồng đội. THỰC HÀNH & VẬN DỤNG Hoạt động: Thực hành thể hiện lời khích lệ tích cực Mục tiêu - HS rèn luyện cách thể hiện lời khích lệ tích cực. Cách thực hiện ● GV hướng dẫn cho HS những mẫu câu khích lệ tích cực: - Tớ tin là bạn làm được. - Bạn cố gắng lên nhé. - Nếu bạn tập trung tớ nghĩ là bạn sẽ làm tốt. - Nếu bạn nỗ lực tớ tin bạn sẽ làm được - Khi bạn cố gắng bạn sẽ làm tốt. - Bạn làm tốt lắm, cứ phát huy nhé. ● GV tổ chức hoạt động thực hành - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hành nói lời khích lệ tích cực. ● GV tổ chức thảo luận: - Các em cảm thấy thế nào khi được bạn khích lệ bằng những từ ngữ tích cực? ● GV chia sẻ: Khi được khích lệ bằng những từ ngữ tích cực chúng ta sẽ cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ, có thêm động lực cố gắng, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ chung. TỔNG KẾT Hoạt động: Nhắc lại bài học cần nhớ Mục tiêu - Nhấn mạnh những bài học chính.
4 Cách thực hiện ● GV cùng HS nhắc lại bài học chính. - Ai cũng thích được khích lệ để có thêm sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ. - Trong học tập hay khi làm việc nhóm các em hãy sử dụng những từ ngữ tích cực để khích lệ thay vì chỉ trích, quát mắng đồng đội của mình. - Về nhà em hãy chia sẻ bài học với bố mẹ của mình nhé. ● HS ghi chép bài học vào vở hoạt động giáo dục kĩ năng sống.