PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 14 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 14 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), ở cathode thu được chất nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. Na. D. Cl 2 . Câu 2. Khi một mol uranium phản ứng giải phóng một năng lượng là 2.10 10 kJ. Một mol carbon khi đốt cháy hoàn toàn tỏa ra lượng nhiệt là 394 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 500 tấn than đá (chứa 90% carbon) thì sẽ thu được nhiệt lượng tương đương với bao nhiêu mol uranium phản ứng giải phóng ra? (làm tròn đáp án đến hàng phần trăm) A. 0,45 mol. B. 0,65 mol. C. 0,8. D. 0,74. Câu 3. Cho cấu tạo của một đoạn mạch trong phân tử polymer X: C H H C CH3 C H H C CH3 C H H C CH3 HHH Tên gọi của polymer X là A. poly(methyl methacrylate). B. polyethylene. C. poly(vinyl chloride). D. polypropylene. Câu 4. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tại thanh nhôm (Al) xảy ra quá trình oxi hoá Al thành cation Al 3+ và tan vào nước. B. Các electron chuyển từ thanh nhôm sang thanh đồng (Cu) qua dây dẫn. C. Tại thanh nhôm và thanh đồng đều có quá trình khử ion H + thành khí H 2 . D. Nồng độ H 2 SO 4 trong dung dịch không thay đổi trong quá trình thí nghiệm. Câu 5. Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp nitrogen cho cây trồng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm tăng năng suất cây trồng. Chất nào sau đây dùng làm phân đạm ? A. (NH 2 ) 2 CO. B. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . C. NaCl. D. K 2 CO 3 .
Câu 6. Cho các phát biểu sau về quá trình ăn mòn của gang, thép trong không khí ẩm như sau: (a) Dạng ăn mòn hoá học là chủ yếu, do Fe dễ dàng phản ứng với oxygen trong không khí. (b) Ở cực carbon xảy ra quá trình khử oxygen. (c) Oxygen đóng vai trò là chất oxi hoá. (d) Tại anode, Fe bị oxi hoá thành Fe 2+ , Fe 2+ bị oxi hoá tiếp thành Fe³ + . (e) Carbon đóng vai trò là cực âm (anode), sắt là cực dương (cathode) khi sự ăn mòn xảy ra. Các phát biểu đúng là A. (b), (c), (d). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (e). D. (a), (d), (e). Câu 7. Arginine là hợp chất có tác dụng giãn mạch nên được sử dụng để điều trị cho những người bị suy tim mãn tính, người có nồng độ cholesterol cao,… Công thức của arginine được cho ở hình bên dưới. NH2 N H NH H2N O OH Arginine Cho các phát biểu sau: (a) Arginine tham gia phản ứng với dung dịch KOH theo tỉ lệ mol 1:1. (b) Dung dịch arginine làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. (c) Phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong arginine là 40,2%. (d) Trong một phân tử arginine có 2 liên kết π. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Trong phản ứng thuận nghịch dưới đây, việc tăng nồng độ Cl - (aq) ảnh hưởng thế nào đến sự thay đổi màu sắc dung dịch? [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) + 4Cl − (aq) ⇌ [CuCl 4 ] 2− (aq) + 6H 2 O(l) Màu xanh Màu vàng A. Dung dịch có màu không thay đổi. B. Dung dịch chuyển dần sang màu vàng. C. Dung dịch chuyển dần sang màu xanh. D. Dung dịch có màu hỗn hợp xanh và vàng. Câu 9. Nổ bụi là vụ nổ gây ra bởi quá trình bốc cháy nhanh của các hạt bụi mịn phân tán trong không khí bên trong một không gian hạn chế, tạo ra sóng nổ. Nổ bụi xảy ra khi có đủ năm yếu tố: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, nhiên liệu (bụi có thể cháy được), nồng độ bụi mịn đủ lớn và không gian đủ kín. Năm 2007, một vụ nổ bụi xảy ra khi các công nhân hàn bảo trì bể chứa bột mì tại phân xưởng sản xuất bột mì ở tỉnh Bình Dương khiến 5 công nhân bị bỏng nặng. Cho các phát biểu sau: (a) Nổ bụi là một vụ nổ vật lí. (b) Vụ nổ bụi xảy ra khi có đủ các yếu tố nguồn oxygen, nguồn nhiệt, không gian đủ kín. (c) Nhiên liệu trong vụ nổ bụi tại phân xưởng bột mì ở Bình Dương là bụi bột mì. (d) Bụi càng mịn khả năng gây nổ càng cao do phát tán nhanh và dễ lơ lửng trong không khí. Số phát biểu sai là A. 1 B. 2 C. 3. D. 4. Câu 10. Naftifine là một chất có tác dụng chống nấm, thường được dùng dưới dạng muối naftifine hydrochlroride. Naftifine là chất có cấu tạo như hình dưới đây.
N Naftifine Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Naftifine thuộc loại amine bậc ba. B. Naftifine có đồng phân hình học và ở dạng trans. C. Trong phân tử naftifine, N chiếm 4,87% về khối lượng. D. Cho 5,74 gam naftifine tác dụng với lượng dư dung dịch hydrochloric acid thu được 7,2 gam muối naftifine hydrochlroride. Câu 11. Ester X có mùi đặc trưng giống mùi táo và có công thức phân tử C 5 H 10 O 2 . Thuỷ phân X trong dung dịch NaOH, thu được muối của carboxylic acid không phân nhánh và methanol. Công thức của X là A. CH 3 COOCH 2 CH 2 CH 3 . B. CH 3 CH 2 COOCH 2 CH 3 . C. CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 3 . D. (CH 3 ) 2 CHCOOCH 2 CH 3 . Câu 12. Vôi đen (quặng dolomite nghiền nhỏ) được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, phân bón và nuôi trồng thuý sản. Thành phần chính của vôi đen là A. 3Ca 3 (PO 4 ) 2 .CaF 2 . B. CaSO 4 .2H 2 O. C. CaCO 3 .MgCO 3 . D. CaO. Câu 13. Chất nào dưới đây là một disaccharide? A. Saccharose. B. Fructose. C. Cellulose. D. Glucose. Câu 14. Khi đun nóng ester của acetic acid trong dung dịch NaOH xảy ra phản ứng hoá học sau: CH 3 COOR + NaOH ot CH 3 COONa + ROH (*) Cơ chế của phản ứng xảy ra như sau: Nhận định nào sau đây đúng? A. Giai đoạn (3) là phản ứng trao đổi electron. B. Giai đoạn (2) có sự tách nhóm -OH C. Giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết π. D. Phản ứng (*) là phản ứng ester hóa trong môi trường kiềm. Câu 15. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Zn. B. Hg. C. Ag. D. Cu. Câu 16. Cho phản ứng đơn giản như sau: X + Y  XY Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hoá học. Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10 -4 (mol/L.s). Nồng độ đầu của X và Y lần lượt là 0,02 M và 0,03 M. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Phương trình tốc độ tức thời của phản ứng này là v=k.C X .C Y B. Tốc độ phản ứng tại thời điểm đầu là 1,5.10 -7 mol/(L.s). C. Tốc độ phản ứng tại thời điểm đã hết một nửa lượng X là 7,5.10 -8 mol/(L.s). D. Phản ứng sẽ dừng lại khi mà nồng độ chất X về 0.
Câu 17. Cho dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần tính khử: Na, Mg, Al, Fe. Trong số các cặp oxi hoá - khử sau, cặp nào có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ nhất? A. Mg 2+ /Mg. B. Fe 2+ /Fe. C. Na + /Na. D. A1 3+ /A1. Câu 18. Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO 3 tồn tại cân bằng sau: NaCl+ NH 3 + CO 2 + H 2 O ⇀ ↽ NaHCO 3 + NH 4 Cl Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là A. NaHCO 3 . B. NH 4 Cl. C. NaCl. D. NH 4 HCO 3 PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu “mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa”. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất,... Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ capron. a. Công thức một đoạn mạch của tơ capron là -NH[CH 2 ] 5 CO-. b. Capron có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp. c. Vải làm từ tơ capron bền trong môi trường base và acid. d. Đoạn mạch tơ capron có khối lượng phân tử là 15000 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch capron này là khoảng 133. Câu 2. Cho sơ đồ: a. Quá trình hình thành C 2 H 5 OH (l) từ các đơn chất của nó là một quá trình tỏa nhiệt. b. Quá trình phân hủy C 2 H 5 OH (l) thành các nguyên đơn chất có enthalpy là 0 r298H277kJ c. Quá trình chuyển C 2 H 5 OH (l) thành CH 3 OCH 3 (g) là quá trình thu nhiệt và có 0 r298H93kJ d. Phản ứng phân hủy CH 3 OCH 3 : CH 3 OCH 3(g)  2C (s) + 3 H 2(g) + 0,5 O 2(g) 0 r298H184kJ Câu 3. Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải,. Hiện nay, nhiều lò nung vôi thủ công hoạt động tự phát, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ở các lò nung vôi công nghiệp, quá trình kiểm soát phát thải ô nhiễm được thực hiện chặt chẽ hơn. Xét một lò nung với công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu. Giả thiết:  Đá vôi chỉ chứa CaCO 3 và để phân hủy 1 kg đá vôi cần cung cấp một nhiệt lượng là 1800 KJ.  Đốt cháy 1 kg than đá giải phóng ra một nhiệt lượng là 27000 KJ và có 50% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.