Nội dung text Bài 3. Nhật kí, phóng sự, hồi kí.docx
1 Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 3 - NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực đặc thù ❖ Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện, hiện thực với trải nghiệm của người viết,... trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm ❖ Học sinh đánh giá được tác động của tác phẩm đối với người đọc và xã hội ❖ Học sinh phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp. ❖ Học sinh viết được bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ ❖ Học sinh thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước 2. Về năng lực chung Học sinh phát triển: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy phản biện,… 3. Về phẩm chất ❖ Học sinh kính trọng và biết ơn những người có công với đất nước; sống nhân ái, có lí tưởng và ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, về tương lai của dân tộc.
2 NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc ● Tri thức ngữ văn ● Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thuỳ Trâm( ● Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba) ● Quyết định khó khăn nhất (Trích “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên Giáp) Thực hành Tiếng Việt ● Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (tiếp theo) Viết ● Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ Nói và nghe ● Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Tự đánh giá ● Một lít nước mắt (Ki-tô A-ya) B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù: Học sinh trình bày và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện, hiện thực với trải nghiệm của người viết,... trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm 2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 3. Về phẩm chất: Học sinh tìm tòi, khám phá các yếu tố của kí II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
3 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: ❖ GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS vào bài học: - Hãy kể tên những tiểu loại của kí mà em biết? Lấy ví dụ Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát vấn: - Hãy kể tên những tiểu loại của kí mà em biết? Lấy ví dụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn vào bài học GV nên giới thiệu một số phóng sự, hồi kí, nhật kí hay để truyền cảm hứng cho học sinh Ví dụ: Phóng sự “Bẫy" của VTV về nạn buôn người. Để ghi hình được phóng sự này, người quay đã phải trà trộn vào nơi buôn người và đánh đổi tính mạng để quay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
4 a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh trình bày và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện, hiện thực với trải nghiệm của người viết,... trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm b. Nội dung thực hiện: Học sinh tìm hiểu tri thức Ngữ văn: Đọc tài liệu, chia nhóm thảo luận và trình bày tại lớp; Giáo viên phát vấn thêm các thông tin để làm rõ nội dung phần tri thức Ngữ văn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Trước buổi học: GV chia học sinh thành nhóm 5 - 6 học sinh, mỗi nhóm tìm hiểu về một tiểu loại và tìm một tác phẩm minh hoạ Trong buổi học: Phần 1: Học sinh chia sẻ tác phẩm mình đã tìm được “Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là thể loại nhật kí/phóng sự/hồi kí?” Phần 2: Từ hoạt động 1, HS chuyển sang tìm hiểu tính phi hư cấu và một số thủ pháp trong kí, sử dụng các ngữ liệu mình tìm được để nghiên cứu - Đâu là điểm chung của các tiểu loại này? (Tính phi hư cấu) - Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật trần thuật của từng tiểu loại (Điều gì thu hút em khi em chọn ngữ liệu này?) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và chia sẻ Bước 3. Báo cáo, thảo luận 1. Nhật kí, phóng sự, hồi kí - Nhật kí, phóng sự, hồi kí là những thể loại của loại hình kí nhưng có những yếu tố đặc trưng riêng. - Nhật kí ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến; thường bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình. - Phóng sự ghi chép kịp thời, cụ thể những sự việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận về vấn đề đặt ra từ bài viết. Vấn đề nêu lên trong bài phóng sự thường liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người, có ý nghĩa thời sự đối với xã hội. Mang yếu tố chính luận: câu chuyện được xen kẽ với những suy nghĩ và bình luận ngoại đề của tác giả. - Hồi kí ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong