PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỂ SỐ 29.docx

ĐỂ SỐ 29 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Đề tài của văn bản: vấn đề biến đổi khí hậu. Câu 2 (0,5 điểm). Ba nhóm âm thanh được nói tới trong bài: âm thanh từ các hoạt động tự nhiên (“giao hưởng địa lý”); âm thanh được tạo ra bởi các sinh vật sống (“giao hưởng sinh học”); âm thanh của con người (“ồn ào nhân gian”). Câu 3 (1,0 điểm). Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra: sức sống của một hệ sinh thái thường biểu hiện qua lượng tiếng ồn bên trong nó. Do vậy, “sự biến mất của những điệp khúc lúc bình minh” cho thấy một môi trường đang bị suy thoái, không còn sự sôi động, không còn những thanh âm đa dạng tạo nên bản hòa ca của núi rừng. Câu 4 (1,0 điểm). Học sinh đưa ra được những nhận xét phù hợp về vai trò của dữ liệu sử dụng trong bài. Tác giả đã đưa ra nhiều dữ liệu tin cậy trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. Đó là những công bố từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học - dữ liệu thứ cấp - từ các con số, các biểu hiện cụ thể đến những nhận xét, kết luận logic, khách quan: “Có một tín hiệu rất rõ ràng mỗi khi một môi trường bị suy thoái, đó là nó trở nên yên tĩnh hơn” - tác giả Livie Campbell dẫn lời Game trong một bài viết trên trang OneZero hồi tháng 2/2020; hệ sinh thái tại đây “không tiến hóa để đối phó với sự xáo trộn như vậy”, theo nhà hải dương học Kate Stafford (Đại học Washington, Mỹ);... Đây chính là yếu tố tạo nên độ tin cậy và sức thuyết phục của văn bản. Câu 5 (1,0 điểm). (1) Việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập giúp cho mỗi chúng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về những biểu hiện đa dạng của biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó. (2) Đồng thời, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa “tiếng động nhân sinh” với “sự tĩnh lặng đáng lo của rừng già”, “sự ồn ào nguy hiểm của đại dương”. Từ đó mỗi chúng ta có thể xác định những suy nghĩ và hành động thiết thực từ góc nhìn cá nhân để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là giảm tiếng ồn và khí thải ở đại dương, giữ lại những thanh âm vang động của rừng già,... II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Tiếng kêu cứu của rừng và hành động của chúng ta” (rừng đang bị hủy diệt, con người cần hành động để cứu rừng). b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Tiếng kêu cứu của rừng là lời cảnh tỉnh về nạn đốt phá rừng, khiến cho rừng bị hủy hoại hàng ngày, diện tích rừng tự nhiên ngày một thu hẹp; trong đó con người là tác nhân chính gây nên tai họa. Con người phá rừng để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình,... Con người đang chỉ thấy lợi ích trước mắt của việc phá rừng mà không ý thức được những tác hại vô cùng lớn thuộc về tương lai: nguyên nhân của thiên tai, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái,...; (2) Hành động của chúng ta: Lắng nghe tiếng kêu cứu của rừng, con người đừng thờ ơ mà cần có hành động thiết thực để bảo vệ rừng, vì cứu rừng cũng là cứu tương lai của chúng ta. Những hành động cụ thể, thiết thực để chống lại việc đối xử “tận diệt” với rừng, cùng chung tay góp phần bảo vệ rừng,... c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận; rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân. Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Đoạn trích thuộc tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. b. Thân bài

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.