Nội dung text 1. Chuyên đề 12 KNTT bài 1 Đặc trưng của dòng điện xoay chiều.pdf
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án Chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 1: ĐẶC TRƯNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều: cường độ dòng điện, điện áp, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp; viết được công thức tính chu kì và tần số của dòng điện xoay chiều. - Mô tả, thiết kế phương án và thực hiện phương án đo điện áp, tần số của dòng điện xoay chiều. - Viết được công thức tính công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều. So sánh công suất tỏa nhiệt trung bình với công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua điện trở R. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Xác định được tần số và điện áp xoay chiều trong thí nghiệm. - Vận dụng được công thức tính công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều trên điện trở thuần trong các bài tập cụ thể. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Mô tả các phương pháp đo điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều. 2. Thiết kế phương án đo điện áp hiệu dụng và tần số của dòng điện xoay chiều bằng đồng hồ đo điện đa năng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thực hiện các yêu cầu sau: 1. So sánh tần số dòng điện đo được ở các giá trị điện áp đầu ra khác nhau. Rút ra nhận xét. 2. Tính giá trị trung bình của tần số đo được.
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án Chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 2 2. Học sinh - Ôn lại những vấn đề đã được học về dòng điện xoay chiều. - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập a. Mục tiêu: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở trong Bảng 1.2 có giá trị cực đại hay giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều? Giải thích. 2. So sánh các giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở R khi thay đổi tần số của dòng điện. Rút ra nhận xét. 3. Tính giá trị trung bình của điện áp đo được giữa hai đầu của điện trở. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu hỏi: Nếu thay điện trở R bằng tụ điện (hoặc cuộn dây) thì các giá trị điện áp xoay chiều giữa hai đầu tụ điện (hoặc cuộn dây) có thay đổi theo tần số dòng điện xoay chiều không? Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Nhiệm vụ: Từ đồ thị biểu diễn trong Hình 1.2a và Hình 1.2b, hãy thực hiện các yêu cầu sau: 1. So sánh tần số, pha ban đầu của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. 2. Viết biểu thức cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. 3. Tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và điện áp cực đại với điện trở R. Rút ra mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở. Mối liên hệ này có tuân theo định luật Ohm hay không?
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án Chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 4 + Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi phiếu học tập số 1 + Thời gian thảo luận là 3 phút Bước 2 - HS lắng nghe, ghi nhớ và ghi bài vào vở. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - GV hỗ trợ cho HS trong của trình hoạt động Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Đáp án phiếu học tập 1 1. Phương pháp đo điện áp và tần số dòng điện xoay chiều: sử dụng đồng hồ đo điện đa năng (đồng hồ vạn năng); 2. Phương án đo: * Điện áp hiệu dụng: Bước 1: Chèn dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị và màu đen vào chân Com của vạn năng. Bước 2: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp AC và ở dải đo phù hợp. Bạn có thể để thang AC cao hơn điện áp cần đo 1 nấc. Bước 3: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ. Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. * Tần số: Bước 1: Trên thân đồng hồ vạn năng, xoay núm vặn sang HZ. Bước 2: Kết nối đầu chì màu đen và màu đỏ với giắc COM và giắc Volt. Bước 3: Đọc số trên màn hình, đó là kết quả đo tần số bạn thu được. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhắc lại các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều. Hoạt động 2.2: Thí nghiệm đo tần số, điện áp của dòng điện xoay chiều a. Mục tiêu: - Mô tả, thiết kế phương án và thực hiện phương án đo điện áp, tần số của dòng điện xoay chiều. - Viết được công thức tính công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều. So sánh công suất tỏa nhiệt trung bình với công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua điện trở R. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: II. Thí nghiệm đo tần số, điện áp của dòng điện xoay chiều - Mục đích: Đo được tần số và điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở R. - Dụng cụ: (SGK) A. Đo tần số dòng điện xoay chiều B. Đo điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R d. Tổ chức thực hiện