PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Tài liệu về Suy đoán vô tội và bảo đảm quyền bào chữa - 2024.pdf

MỤC LỤC Chuyên đề 1 ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ..........................................................................................1 1. Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ....1 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội..........................1 1.2. Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự .............3 2. Thực tiễn áp dụng và kỹ năng giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự...................................................14 2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ....14 2.2. Kỹ năng giải quyết các khó khăn vướng mắc trong áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự....................................................................20 3. Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự...........................................................................................27 4. Kết luận.....................................................................................................31 Chuyên đề 2 BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ..............................................................33 1. Một số vấn đề chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.......................................................................33 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự..................................................33
1.2. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự...............................................................................36 1.3. Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội............................................43 2. Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng và kinh nghiệm của Kiểm sát viên...........................................44 2.1. Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng .....................................................................................44 2.2. Kinh nghiệm và một số lưu ý đối với Kiểm sát viên để bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng ..................47 3. Kết luận.....................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................61
1 Chuyên đề 1 ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự được các nhà lập pháp tư sản xác lập, khẳng định trong các văn kiện pháp lý quan trọng và được cộng đồng quốc tế công nhận và áp dụng, như: Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 17891 quy định: “Bởi vì mọi người đều được coi là vô tội cho tới khi anh/chị ta bị tuyên bố có tội, nên khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ lực quá mức tối thiểu cần thiết để bắt và giam giữ người đó sẽ bị xử lý thích đáng”. Điều 11 Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 19482 quy định: “Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ”. Các nhà lập pháp Liên Xô - Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - đã bước đầu xác định nguyên tắc suy đoán vô tội trong bản Hiến pháp Liên Xô năm 19773 và được kế thừa trong Hiến pháp Liên bang Nga năm 19934 . Cụ thể, Điều 160 Hiến pháp Liên Xô năm 1977 quy định: “Không ai bị coi là có tội trong việc thực hiện tội phạm và chịu hình phạt hình sự ngoài bản án của Tòa án và theo đúng quy định của pháp luật”. Điều 48 Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993 hiện hành quy định: “1. Bị can trong việc thực hiện tội phạm được coi là không có tội khi tội của họ chưa được chứng minh theo trình tự quy định của pháp 1 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được Quốc hội Pháp thông qua ngày 26 tháng 8 năm 1791. 2 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. 3 Thông qua ngày 7/10/1977 tại Kỳ họp thứ 7 mở rộng của Xô Viết tối cao Liên Xô. 4 Thông qua bằng trưng cầu dân ý ngày 12/12/1993.
2 luật và chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án; 2. Bị can không có trách nhiệm chứng minh sự vô tội của mình; 3. Những tranh cãi không khắc phục được về tội của bị can được giải thích có lợi cho bị can”. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 là sự thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, Nhân dân ta về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật... của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Hiến pháp đã quy định những nội dung có tính nguyên tắc trong xây dựng và áp dụng pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Trong số đó có nội dung mang tính nguyên tắc thì nguyên tắc “suy đoán vô tội” được quy định tại khoản 1 Điều 31 của Hiến pháp: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) đã quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội với nội dung như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, theo đó, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Từ những quy định trên, có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc quan trọng được quy

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.