Nội dung text 13. Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Bài 11. An toàn điện.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 4: AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG BÀI 11: AN TOÀN ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm, biện pháp và thực hiện được một số biện pháp an toàn điện. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm để tìm hiểu về an toàn điện. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến an toàn điện, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực công nghệ: - Trình bày được khái niệm an toàn điện. - Tóm tắt được các biện pháp an toàn điện. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn điện. 3. Phẩm chất - Tích cực học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời: - Hình 11.1a: Nguy cơ bị điện giật khi trẻ nhỏ chạm tay vào chấu cắm mang điện thế trên ổ cắm điện. - Hình 11.1b: Nguy cơ mất an toàn điện khi thả diều gần đường dây điện. Diều vướng vào dây điện có thể gây sự cố lưới điện và các tai nạn điện. - GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn về an toàn điện, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay – Bài 11: An toàn điện. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm về an toàn điện a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm về an toàn điện. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về khái niệm về an toàn điện. c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu khái niệm về an toàn điện. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr55): Trình bày khái niệm về an toàn điện. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm an toàn I. KHÁI NIỆM VỀ AN TOÀN ĐIỆN - An toàn điện là những quy định, quy tắc và kĩ năng cần thiết trong thiết
4 điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr55) (Như nội dung DKSP) - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Khái niệm về an toàn điện. - GV chuyển sang nội dung Một số biện pháp an toàn điện. kế, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa điện, được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị và hệ thống lưới điện. Hoạt động 2. Tìm hiểu một số biện pháp an toàn điện a. Mục tiêu: HS tóm tắt được một số biện pháp an toàn điện. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu được nguyên nhân gây mất an toàn điện và biện pháp an toàn điện. c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được một số biện pháp an toàn điện trong thiết kế, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa điện. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số biện pháp an toàn II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN