Nội dung text ĐỂ SỐ 11.docx
ĐỂ SỐ 11 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Các chi tiết, sự kiện xác thực được nhắc tới trong văn bản là thông tin được điều tra và ghi chép lại: Tên và địa chỉ của làng chiếu Cẩm Nê; Làng Cẩm Nê giờ đã khấm khá hơn, nhưng không phải là nhờ nghề dệt chiếu; Tác giả vào làng, đi qua khắp các xóm (tên các xóm), nhưng không còn thấy dấu hiệu âm thanh, hình ảnh đẹp đẽ, tươi vui đặc trưng của làng chiếu nổi tiếng một thời nữa; Bà Dương Thị Thông là người dệt chiếu cuối cùng của làng nghề này, bà Ngô Thị Mua - người phụ làm chiếu với bà Thông - đã cung cấp các thông tin cho tác giả (thông tin về tên tuổi của người cung cấp thông tin, lời kể, giá cả, thu nhập từ nghề làm chiếu, nguyện vọng,... Theo lời bà Thông, tác giả ghi chép được các thông tin về nguyên nhân khiến nghề dệt chiếu dần tàn lụi, về thực trạng đau lòng của làng nghề Cẩm Nê, về nỗi niềm và khát vọng tha thiết của một nghệ nhân dệt chiếu đã 65 tuổi,...) Câu 2 (0,5 điểm). Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn (khung dệt nằm lặng lẽ; khung dệt nhớ bàn tay đưa thoi). Câu 3 (1,0 điểm). Người viết kể đan xen các sự việc trong quá khứ và hiện tại bằng lời tác giả và dẫn lời nhân vật, trong đó, số phận cái khung dệt được nhắc đến nhiều lần: Thời nghề dệt chiếu còn thịnh ở làng, “Mỗi khung dệt có hai người tham gia. Trong đó, một người luồn cói và người kia dùng go dệt cói vào đay cho chắc chắn”. Khi “Cuộc sống của những người làm chiếu rơi vào khó khăn, người làng lần lượt bỏ nghề, những khung dệt dần đóng bụi”. Bà Ngô Thị Mua bộc bạch: “Cách đây 5-7 năm, sau nhiều năm cất giữ với ước mong hồi sinh làng nghề, nhiều nhà đành phá khung dệt vì chật nhà”. Cuối cùng, qua điểm nhìn của nhân vật bà Thông, tác giả kể: “Chiếc khung dệt hầu như nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi”. Ở mỗi chi tiết được kể, tác giả đều miêu tả cái khung dệt một cách cặn kẽ: mỗi khung dệt có hai người tham gia, một người luồn cói, một người dùng go dệt cói vào đay cho chắc chắn; những khung dệt dần đóng bụi; khung dệt bị phá vì vô dụng, để chỉ “chật nhà”; khung dệt nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi. Sự miêu tả kĩ lưỡng, đầy xúc cảm kết hợp với việc trần thuật bao quát nhiều thời điểm, qua nhiều lời kể đã làm hình ảnh cái khung dệt hiện lên thật ấn tượng, qua đó, số phận những cái khung dệt ở các gia đình làm nghề dệt chiếu ở làng Cẩm Nê được khắc hoạ sinh động, giàu sức truyền cảm. Số phận của cái khung dệt cũng chính là số phận của làng nghề dệt chiếu Cẩm Nê. Việc kể và tả cái khung dệt làm nổi bật lên chủ đề của văn bản: cảm thương, chia sẻ với những nghệ nhân suốt một đời gắn bó với nghề; xót xa, tiếc nuối cho nghề dệt chiếu, làng nghề truyền thống Cẩm Nê đang có nguy cơ bị xoá bỏ trong cuộc sống hiện đại; tha thiết kêu gọi giải pháp thiết thực để khôi phục, giữ gìn những làng nghề truyền thống lâu đời như làng chiếu Cẩm Nê. Câu 4 (1,0 điểm). Trước thực trạng xuống cấp, bị lãng quên, có nguy cơ biến mất của làng nghề dệt chiếu Cẩm Nê, tác giả thể hiện sự chia sẻ với người dân làng chiếu, đồng cảm với nỗi niềm của nghệ nhân; tiếc nuối một làng nghề có truyền thống mấy trăm năm đang có nguy cơ bị xoá bỏ, sẽ rất đau lòng nếu sự thật này xảy ra; trăn trở, có phần bất lực trước thực trạng, sự thật khó thay đổi về nguy cơ làng chiếu biến mất; tha thiết lên tiếng kêu gọi tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng này để cứu giữ làng nghề Cẩm Nê. Câu 5 (1,0 điểm). Học sinh có thể đưa một hoặc một số ý kiến, suy nghĩ cá nhân và diễn giải cụ thể. Gợi ý: (1) Xã hội thay đổi, cuộc sống hiện đại đặt các nghề thủ công trước nguy cơ tất yếu bị cạnh tranh dẫn đến dần xoá bỏ. Chúng ta cần chấp nhận hiện thực này và xã hội cần có giải pháp hỗ trợ việc mưu sinh cho người dân; (2) Cần có giải pháp bảo tồn hợp lí cho các làng nghề và tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân để các làng nghề “vui trở lại”; (3) Cần thêm nhiều tiếng nói, bài phóng sự sâu sắc, xúc động như thế này, cần có thêm nhiều bàn tay chung sức để giải quyết các vấn đề chung của xã hội,…
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Nêu được vấn đề: Trong bài thơ Những người đàn bà gánh nước sông của Nguyễn Quang Thiều có nhiều yếu tố tượng trưng, chúng làm nên sự hấp dẫn, đa nghĩa, hàm súc cho bài thơ. b. Thân đoạn: Chọn một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và phân tích vai trò của yếu tố tượng trưng đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ (1) Nêu ngắn gọn cách hiểu về yếu tố tượng trưng và lựa chọn yếu tố tượng trưng trong bài thơ. (Gợi ý chọn yếu tố tượng trưng trong bài thơ: Trong văn bản có các hình ảnh thơ mang yếu tố tượng trưng sau: hình ảnh những người đàn bà gánh nước sông; hình ảnh người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ; cặp hình ảnh “đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi” và “mây trắng”; hình ảnh “Cá Thiêng quay mặt khóc”,...) (2) Gợi ý phân tích, làm rõ ý nghĩa thực, ý nghĩa tượng trưng của từng hình ảnh: + Người đàn bà gánh nước sông: người phụ nữ tảo tần, lam lũ (yếu tố tượng trưng có trong cách miêu tả ngoại hình) cả đời gánh nước sông về nhà, về bếp (tượng trưng về công việc, sản phẩm). Đây là hình ảnh người mẹ, người vợ, người chị, người con gái,... gánh cả gánh nặng mưu sinh, lo toan cho gia đình trên vai; + Người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ: người đàn ông khát vọng, nỗ lực nhưng rồi bất lực, lặng lẽ, luẩn quẩn trong giấc mơ mưu sinh luôn thất bại. Đây là một hình ảnh tượng trưng cho sự bất lực của con người trong khát vọng về hạnh phúc vô vọng;+ Câu thơ “Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi / Bàn tay kia bấu vào mây trắng” liên quan đến các cặp phạm trù: bấp bênh và cân bằng, hiện thực và lãng mạn (cuộc mưu sinh vất vả, sự nghiệt ngã của cuộc sống và không thôi hy vọng), đáng thương và đáng quý trọng,... Đây là hình ảnh tượng trưng cho niềm khát vọng, sự lạc quan, bay bổng ở con người dù cho cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, chông chênh đến nhường nào. Cũng chính phẩm chất tâm hồn ấy đã níu giữ, khiến họ bền bỉ, nhẫn nại chịu đựng và hy sinh cho gia đình, cho cuộc đời…; + Cá Thiêng quay mặt khóc: “Cá Thiêng” chỉ cơ hội lớn - cùng trường nghĩa với “cơn mơ biển”, “đi câu” (cách thức để có được cơ hội lớn đó), “lộ mồi” (một cách thức làm sai hoặc kém cỏi). “Cá Thiêng quay mặt khóc”, “phao ngô chết nổi” nghĩa là cơ hội lớn chưa đến bởi cách “câu” sai. Không nắm bắt được cơ hội lớn, cơ hội đổi đời là do con người khờ khạo, non nớt, kém cỏi, chưa đủ sức, chưa thể cạnh tranh được với đời. Ở đây, mở rộng trường liên tưởng, có thể nghĩ tới vận mệnh của một con người, vận mệnh một tập thể, cộng đồng,...; (2) Phân tích tác dụng của yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ: + Nội dung cảm hứng của bài thơ liên quan đến sự lao động bền bỉ, không than thở của những người phụ nữ trên xứ sở chúng ta từ đời này qua đời khác. Cách gọi “những người đàn bà” (bên cạnh “người đàn ông”) nhằm nhấn mạnh đặc trưng giới tính. Những người này mang những đặc trưng tính cách đàn bà muôn đời: đa cảm, đa mang, giàu sức chịu đựng, đức hy sinh; vì gánh nặng gia đình trên vai, họ càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Ý nghĩa trân trọng, ngợi ca đi cùng nội dung cảm hứng thấu hiểu, xót xa; + Những yếu tố tượng trưng trong bài thơ đều hướng đến một triết lý nhân sinh: Có những nỗi đau thầm lặng đằng sau bề ngoài khô kệch, cằn cỗi. Con người càng vất vả, cô đơn càng khát khao được sống, được đổi đời. Càng hiểu ra, càng thêm biết ơn những người mẹ đã tảo tần gánh vác và hy sinh. Khi nhận ra sự thật và chân giá trị, sự cơ cực khiến ta sẽ buồn đau, nhưng cũng khiến ta thêm mạnh mẽ, có động lực, khát vọng vươn lên đổi đời, hạnh phúc,... c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Sức sáng tạo, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sâu xa, lí trí sắc sảo, cảm xúc mạnh mẽ của tác giả đã kiến tạo những hình ảnh thơ tượng trưng. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ đã thể hiện nỗi đau xót, niềm biết ơn và sức vươn dậy kiên cường trong cảm xúc thơ của tác giả Nguyễn Quang Thiều.
Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Trong xu thế hội nhập toàn cầu, người trẻ gặp nhiều thách thức và cũng có nhiều cơ hội hơn. Khao khát vươn ra thế giới, nắm bắt cơ hội để phát triển tương lai là điều chính đáng ở người trẻ. Tuy nhiên, có phải người trẻ Việt Nam du học ở nước ngoài sẽ có cơ hội phát triển tương lai tốt hơn? b. Thân bài b1. Giải thích: (1) Người trẻ Việt Nam là những con người đang ở độ tuổi thanh niên phơi phới, dồi dào sức sống, tràn đầy khát vọng học hỏi và cống hiến. Người trẻ cũng đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, đầy cơ hội trưởng thành và nhiều lựa chọn để tiến tới thành công. Trong các cơ hội phát triển tương lai và nhiều con đường đi tới thành công, du học ở nước ngoài là xu hướng mới, được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. (2) Du học là việc đi học ở một quốc gia khác không phải quê hương đất nước mình nhằm mở mang kiến thức, tầm nhìn và được đào tạo ngành nghề hiện đại hơn để thoả mãn nhu cầu học tập, phát triển năng lực của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. (3) Người trẻ thường hướng tới các quốc gia có nền giáo dục phát triển hoặc có thế mạnh trong đào tạo ngành nghề nào đó để du học. Do vậy, một khi đã du học, cơ hội phát triển bản thân mở ra rất nhiều. Vấn đề “người trẻ du học sẽ có cơ hội phát triển tương lai tốt hơn” được đặt ra để người trẻ suy nghĩ đa chiều, sâu sắc; người viết có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình một phần. b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lý lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh Có thể chọn quan điểm sau đây và lập luận để bảo vệ quan điểm: Trong thế giới hội nhập, nếu có thể du học ở nước ngoài, người trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển tương lai rất tốt; nhưng ngay cả khi không du học ở nước ngoài, nhiều người trẻ vẫn thành công và có tương lai tốt đẹp. Việc người trẻ lựa chọn du học hay học tập và rèn luyện trong nước phụ thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Không phải ai cũng muốn du học, không phải ai du học cũng thành công, và càng không phải nếu không du học thì không có cơ hội phát triển tương lai tốt nhất. (1) Sử dụng lý lẽ và dẫn chứng lập luận phù hợp với logic của hiện thực khách quan để thuyết phục, bảo vệ quan điểm của mình: + Thế giới hội nhập là cuộc sống của thế giới hiện đại theo xu hướng toàn cầu hóa, nơi có sự liên kết, chia sẻ của các quốc gia, nơi mỗi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ của công dân toàn cầu. Trong thế giới hội nhập, ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai chìa khóa vàng để mỗi người mở cánh cửa giao lưu, hội nhập và khẳng định bản thân. Như vậy, để du học, điều kiện tiên quyết là giỏi ngoại ngữ và công nghệ. Khi đã làm chủ được công cụ ngôn ngữ và công nghệ, trong “thế giới phẳng,” dù ở đâu, ai cũng có cơ hội phát triển bản thân và cơ hội là như nhau; + Du học ở nước ngoài với thế mạnh là giỏi ngoại ngữ, giỏi công nghệ, được tiếp cận trực tiếp với thành tựu giáo dục và cơ hội ngành nghề tốt, lại có môi trường làm việc, hợp tác thuận lợi với nhiều thầy giỏi, đồng môn, đồng nghiệp giỏi từ bốn phương, người trẻ như cá gặp nước, dễ có cơ hội thành công và dễ nổi tiếng hơn ngay khi còn ở nước ngoài, nhất là ở một đất nước phát triển, có vị thế chính trị, kinh tế lớn hơn nước nhà. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, nhà toán học Ngô Bảo Châu đã thành công hơn nữa khi phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Các học sinh quán quân, á quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Ôlimpia hàng năm đều có cơ hội du học,...; + Nhiều người trẻ coi du học ở nước ngoài như một cách thức, con đường học tập hiệu quả và nhiều áp lực khiến bản thân phải cố gắng, nỗ lực học hỏi và phấn đấu nhiều hơn để thu hoạch được nhiều kiến thức, kỹ năng hơn. Họ không coi việc lập nghiệp, phát triển bản thân ở nước ngoài là mục đích chính, nên khi có đủ kiến thức, kỹ năng và bằng cấp, nhiều người trẻ trở về Tổ quốc, gia nhập vào đội ngũ người lao động trong nước, trực tiếp đóng góp công sức của mình cho công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước. Những người trẻ này luôn được đánh giá cao bởi đã đem lại luồng gió mới, phong cách mới, tri thức, kỹ năng tiên tiến vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển ngành nghề và xã hội. Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu thuốc mới, Khoa Dược, Đại học Phenikaa (Hà Nội), một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022 ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đã trở về nước phát triển sự nghiệp bản thân. Anh xác nhận mình đi du học là vì “ước mơ của tôi là nghiên cứu sản xuất ra thuốc có thể cứu được nhiều người cùng một lúc” và anh trở về nước là để thực hiện trọn vẹn ước mơ đó. Tiến sĩ Lê Duy Anh (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) sau khi du học, có nhiều cơ hội được ở lại các quốc gia phát triển để làm việc, nhưng anh đặt vấn đề: “Vì sao không về nước?” thay vì “Tại sao không ở lại nước ngoài?”. Với người trẻ có định hướng, có ý chí quyết tâm như thế, du học là con đường thực hiện ước mơ và là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội để phát triển bản thân và thành công trong sự nghiệp. Du học ở nước ngoài và trở về Việt Nam lập nghiệp, nhiều người trẻ đang ngày càng thành công, nổi tiếng hơn nhờ có ý chí, nhiệt huyết và năng lực bản thân. (2) Nhưng không phải người trẻ nào du học cũng thành công. Vì chạy đua theo xu thế du học, coi du học là một cái “mốt,” bằng mọi giá phải du học ở nước ngoài, trong khi ngoại ngữ và kỹ năng sống tự lập chưa đủ, nhiều người trẻ đã phải bỏ dở công việc học hành ở xứ người. Mặt khác, việc du học ở nước ngoài đòi hỏi nguồn kinh phí lớn hơn so với học tập trong nước. Gia đình hoặc người trẻ phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng điều kiện vật chất cho con đường học tập ở nước ngoài, lâu dài và tốn kém. Vì điều này, nhiều học sinh trung học và sinh viên đại học đã chịu áp lực nặng nề hoặc phải trở về nước khi còn chưa thành công. Nếu việc du học không thành công, thì ngay cả cơ hội để phát triển bình thường cũng chưa chắc đã có, đừng nói tới “cơ hội phát triển bản thân tốt hơn.” (3) Ở một góc nhìn khác, nếu cùng điểm xuất phát, với các điều kiện học vấn, năng lực như nhau, một người trẻ được học tập, đào tạo trong nước, nỗ lực học hỏi, chủ động kết nối quốc tế, tích cực mở rộng giao lưu để thúc đẩy các quan hệ và học thuật qua các mạng lưới trực tiếp và gián tiếp, thì cơ hội để thành công chưa chắc đã thua kém so với các bạn trẻ đi du học nước ngoài. Nhiều chủ nhân của các dây chuyền công nghệ, nhà vườn, chuỗi cửa hàng trong nước, nhiều nhà khoa học trong các giảng đường, phòng thí nghiệm trong nước không ngừng sáng tạo và ghi danh vào “bản đồ những người cống hiến trẻ.” Cô giáo Hà Ánh Phượng dạy tiếng Anh ở một trường miền núi của tỉnh Phú Thọ, không cần du học nước ngoài, vẫn đưa sự nghiệp gieo chữ cho đồng bào đến đỉnh cao, khẳng định thành công trong sự nghiệp phát triển bản thân. Cô giáo trẻ này được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu xuất sắc nhất năm 2020. Người trẻ có cơ hội phát triển bản thân ở mọi nơi, bằng nhiều cách, miễn là người trẻ muốn và chịu khó tìm kiếm cơ hội. Du học không phải con đường tốt nhất, càng không phải con đường duy nhất để đến với một sự nghiệp thành công. b3. Bình luận, liên hệ (1) Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở một số thành phố lớn, đang có hiện tượng học sinh, sinh viên du học theo phong trào, với quan niệm cực đoan rằng: chỉ đi du học mới thành công, du học ở nước ngoài bao giờ cũng nhiều cơ hội thành công hơn học ở trong nước. Chạy theo xu thế đó, một số người trẻ tìm mọi cách để được du học, bất kể điều kiện của bản thân ra sao. Khi điều kiện ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm của bản thân chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu sống và học tập ở nước ngoài, khi gia đình phải vay mượn, lao đao vì hỗ trợ tài chính cho một người tiêu dùng ngoại tệ ở nước ngoài, người trẻ du học lúc này như người mặc cái áo quá rộng, loay hoay, trăn trở trong cuộc sống bình thường đã khó, hướng tới sự tốt đẹp, thành công còn là điều khó hơn. (2) Ý kiến trên không loại trừ dấu hiệu của tinh thần sùng ngoại, sính ngoại cũng đang là một sai lầm dễ mắc của người trẻ. Trong câu chuyện du học để tìm cơ hội thành công, người trẻ cần nhận thức được