Nội dung text 35. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học THPT Hồng Vân - Huế - có đáp án.docx
1 SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HUẾ THCS&THPT HỒNG VÂN -------------------- (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: SINH HỌC Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ……………………… PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. Câu 1. Mạch bổ sung của gene có trình tự các đơn phân 3’…GGGAAATTT…5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mRNA do gene này tổng hợp là A. 3’…GGGAAATTT…5’. B. 5’…GGGAAATTT…3’. C. 3’…GGGUUUTTT…5’. D. 3’…GGGAAAUUU…5’. Câu 2. Hình 1 thể hiện tế bào đang ở một giai đoạn của giảm phân, các hoạt động đều bình thường và không xảy ra đột biến. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác? A. [1] là thuộc 2 NST cùng cặp tương đồng. B. [2] có thể thuộc 2 NST cùng cặp tương đồng. C. Tế bào đang kì cuối giảm phân I. D. Mỗi tế bào có số lượng NST là n kép. Câu 3. Nguyên tố khoáng (A) trong môi trường đất có nồng độ là 0.01M. Trong rễ, nồng độ nguyên tố này là 0.03M. Nguyên tố khoáng A được hấp thụ theo cơ chế nào? A. Thụ động. B. Chủ động, cần năng lượng. C. Chủ động, không cần năng lượng. D. Biến dạng màng. Câu 4. Quá trình tiêu hoá nội bào có ở nhóm động vật nào? A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá. B. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và thú ăn thịt. C. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và động vật có ống tiêu hóa. D. Ở động vật có ống tiêu hóa và động vật có túi tiêu hóa. Câu 5. Theo quan niệm Darwin, con sinh ra với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tồn tại đến lúc trưởng thành. Giải thích nào sau đây là đúng với nhận định của Darwin? A. Môi trường đã giới hạn số lượng cá thể của quần thể (qua tử vong, sinh sản). B. Đột biến gene đã giới hạn số lượng cá thể của quần thể (qua tử vong, sinh sản). C. Đột biến nhiễm sắc thể đã giới hạn số lượng cá thể của quần thể (qua tử vong, sinh sản). D. Những biến dị tổ hợp đã giới hạn số lượng cá thể của quần thể. Câu 6. Hình ảnh dưới đây mô tả tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 7. Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
2 A. con đường lai xa và đa bội hóa. B. phương pháp lai tế bào. C. con đường tự đa bội hóa. D. con đường sinh thái. Câu 8. Khi nói đến dòng gene theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, nhận định nào sau đây chưa chính xác? A. Thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định. B. Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể lệ thuộc sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. C. Sự chênh lệch tần số alelle quần thể cho và nhận càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh. D. Tỉ lệ nhập cư càng lớn thì tần số allele trội của quần thể nhận thay đổi càng tăng. Câu 9. Sơ đồ dưới đây thể hiện cơ chế di truyền liên quan đến các nhiễm sắc thể ở loài ong. Theo sơ đồ, phát biểu nào sau đây chưa chính xác? A. Bộ NST trong tế bào sinh dục sơ khai của ong (1) là 2n = 32. B. Tế bào sinh dục ong cái (1) cho giao tử (3) là 100% (n = 16). C. Ong (5) là ong đực có tế bào sinh dưỡng mang bộ NST (2n = 32). D. Nếu có một tế bào sinh dưỡng của ong (5) nguyên phân có 1 NST không phân li thì cho tế bào đột biến (n+1) và (n-1). Câu 10. Tại sao cách li địa lý là điều kiện cần cho sự hình thành loài khác khu vực địa lí? A. Cách li địa lý tạo ra khu phân bố khác, đột biến xuất hiện làm cấu trúc quần thể khác so với ban đầu và qua nhiều thế hệ làm cách li sinh sản hình thành loài mới. B. Cách li địa lý tạo ra khu phân bố khác, di nhập gen xuất hiện làm cấu trúc quần thể khác so với ban đầu và qua nhiều thế hệ làm cách li sinh sản hình thành loài mới. C. Cách li địa lý tạo ra khu phân bố khác, đột biến và biến dị tổ hợp xuất hiện làm cấu trúc quần thể khác so với ban đầu và qua nhiều thế hệ làm cách li sinh sản hình thành loài mới. D. Cách li địa lý tạo ra khu phân bố khác chịu tác động khác nhau bởi các nhân tố tiến hoá khác, làm cấu trúc quần thể khác so với ban đầu và qua nhiều thế hệ làm cách li sinh sản hình thành loài mới. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật? A. Ánh sáng và nhiệt độ là những nhân tố ít ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sinh vật. B. Nhân tố hữu sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường tự nhiên tác động tới đời sống của sinh vật. C. Nhân tố vô sinh là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường, tạo nên các mối quan hệ kí sinh, cộng sinh, hợp tác, vật ăn thịt - con mồi,... D. Một số nhân tố sinh thái vô sinh chủ yếu ảnh hưởng đến sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Câu 12. Hình sau mô tả mối quan hệ nào giữa hai loài trong quần xã sinh vật (dấu “+” biểu thị mang lại lợi ích)? A. Cộng sinh. B. Vật ăn thịt và con mồi. C. Hội sinh.
3 D. Cạnh tranh. Câu 13. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền hệ nhóm máu ABO và một loại bệnh ở người. Biết rằng gene quy định nhóm máu gồm 3 allele: I A ; I B ; I O trong đó allele I A quy định nhóm máu A; allele I B quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với allele I O quy định nhóm máu O. Bệnh trong phả hệ do 1 trong 2 allele của một gene quy định trong đó có allele trội là trội hoàn toàn. Giả sử các cặp gene quy định nhóm máu và các cặp gene quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, nhận định sau đây chính xác? A. Có 6 người trong phả hệ này xác định chính xác được kiểu gene. B. Xác suất cặp vợ chồng (7), (8) sinh con gái đầu lòng không mang gene bệnh là 1/18. C. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gene dị hợp tử. D. Nếu người số (6) kết hôn với người số (9) thì có thể sinh ra người con mang nhóm máu AB. Câu 14. Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gene. B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gene nằm trên nhiễm sắc thể X có alelle tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gene tồn tại thành từng cặp allele. D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gene nằm trên nhiễm sắc thể X không có alelle tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Câu 15. Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt trắng, Các gene này nằm trên nhiễm sắc thể X, không nằm trên nhiễm sắc thể Y. Cho ruồi bố, mẹ giao phối nhau thu được F 1 theo tỉ lệ: 1 đực mắt đỏ: 1 đực mắt trắng: 1 cái mắt đỏ: 1 cái mắt trắng. Biết rằng mọi diễn biến diễn ra bình thường, không xuất hiện đột biến. Kiểu gene của ruồi bố mẹ là A. X A Y, X a X a . B. X A Y, X a O. C. X a Y, X A X a . D. X a Y, X A X A . Câu 16. Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây chưa chính xác? A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. C. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân. D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.