Nội dung text bài 43. Di truyền nhiễm sắc thể.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 43: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) vẽ quá trình nguyên phân, giảm phân nêu được khái niệm nguyên phân và giảm phân. - Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính. - Trình bày được các ứng dụng và lấy được ví dụ của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn. - Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh. - Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. - Trình bày được dơ chế xác định giới tính. Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. - Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập. Nêu được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về quá trình nguyên phân, giảm phân, nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường, cơ chế xác định giới tinh, sự phân hoá giới tính và di truyền liên kết.
1 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm nguyên phân, giảm phân, nhiễm sắc thể thương, nhiễm sắc thể giới tính, di truyền liên kết; Trình bày ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và mối quan hệ giữa hai quá trình này, cơ chế biến dị tổ hợp; Nêu được một số ứng dụng của nguyên phân và di truyền liên kết; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến . - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nguyên phân và giảm phân; Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính; nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể; nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường; trình bày được cơ chế xác định giới tính. Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính; trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập - Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh để trình bày cơ chế biến dị tổ hợp; lấy được ví dụ về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức về nguyên phân, giảm phân, cơ chế xác định giới tính và di truyền liên kết để giải thích một số hiện tượng và cơ sở ứng dụng trong thực tiễn. 3. Phẩm chất
1 - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. - Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu về cơ chế xác định giới tính và hiểu được ý nghĩa của sự điều khiển giới tính ở động vật; nhận biết được việc xác định giới tính ở người có trong giai đoạn thai nhi là vi phạm pháp luật. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh sgk và các hình ảnh liên quan. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo. - Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS quan sát các hình ảnh về di truyền và biến dị, trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 150. c. Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 150. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
1 - GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu tr.150 SGK: Trong tự nhiên, ở các loài sinh sản vô tính có các đặt điểm giống hệt nhau giữa các cá thể trong quần thể. Trong khi đó, các loài sinh sản hữu tính lại có nhiều đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong quần thể. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS, chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên phân