Nội dung text Chủ đề 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ.pdf
Dao động cơ học: Dao động cơ học là sự chuyển động của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân bằng. Ví dụ: bông hoa lay động trên cành cây khi có gió nhẹ, chiếc phao nhấp nhô lên xuống trên mặt hồ khi có gợn sóng, dây đàn run lên khi ta gãy đàn,... Dao động tuần hoàn: Dao động cơ của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp đi lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định. Dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đon giản nhất là dao động điều hoà. Ví dụ: Dao động của con lắc đồng hồ là tuần hoàn, dao động của cành cây đu đưa khi gió thổi là không tuần hoàn. Đồ thị của dao động điều hoà: Dao động của con lắc lò xo dao động của con lắc lò xo dao động của con lắc đơn bông hoa lay động trên cành cây khi có gió nhẹ dao động của xích đu I DAO ĐỘNG CƠ CHỦ ĐỀ 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ II DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
Đường cong trên hình là đồ thị dao động của con lắc. Nó cho biết vị trí của quả cầu trên trục x tại những thời điểm khác nhau. Đường cong này có dạng hình sin. Đồ thị của li độ x phụ thuộc vào thời gian là một đường hình sin. Phương trình của dao động điều hoà: Dao động được mô tả bằng phương trình x Acos t cm, s được gọi là dao động điều hoà. Các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa: + x là li độ (tọa độ) → độ lệch so với vị trí cân bằng [m, cm]. + A là giá trị cực đại của li độ hay biên độ → phụ thuộc cách kích thích dao động [m, cm]. + (t + ) là pha của dao động tại thời điểm t → xác định trạng thái dao động tại thời điểm t [rad]. + là pha ban đầu của dao động → xác định trạng thái dao động tại thời điểm t = 0 [rad] → phụ thuộc cách kích thích dao động. + là là tần số góc → luôn luôn có giá trị dương → phụ thuộc vào cấu tạo của hệ dao động 2π ω = 2πf = T Chú ý: Quỹ đạo chuyển động của con lắc đơn là một đoạn thẳng có chiều dài L 2A Trong mỗi chu kì vật dao động, vật qua vị trí cân bằng 2 lần, qua vị trí biên dương 1 lần, qua vị trí biên âm 1 lần, qua vị trí khác 2 lần (1 lần (+), 1 lần (-)). Những đại lượng thay đổi trong quá trình dao động là: t, pha của dao động, li độ x. Những đại lượng không thay đổi trong quá trình dao động là: A, ω, T, f, . φ0 x 0 t = 0 A -A III MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU VÀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
Giả sử có một điểm M chuyển động tròn đều trên một đường tròn theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) với tốc độ góc . Gọi P là hình chiếu vuông góc của điểm M trên trục Ox trùng với một đường kính của đường tròn và có gốc trùng với tâm O của đường tròn. Ta thấy điểm P dao động trên trục Ox quanh gốc toạ độ O. Tại thời điểm t = 0, điểm M ở vị trí M0 được xác định bởi góc P OM rad. 1 Sau t giây, tức là tại thời điểm t nó chuyển động đến điểm vị trí điểm M xác định bởi góc P OM t rad. 1 Khi ấy tọa độ x OP của điểm P có phương trình là x OM cos t A cos t trong đó ta có v R Như vậy: Một dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: [TTN] Dao động là chuyển động có A. giới hạn trong không gian lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng. B. qua lại hai bên vị trí cân bằng và không giới hạn không gian. C. trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. D. lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian. Câu 2: [TTN] Dao động điều hòa là A. dao động được mô tả bằng định luật hàm sin hay hàm cos theo thời gian. B. chuyển động tuần hoàn trong không gian, lặp đi lặp lại xung quanh một vị trí cố định. C. dao động có năng lượng không đổi theo thời gian. D. dao động được lặp đi lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian xác định. Hướng dẫn giải Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng định luật hàm sin hoặc cos theo thời gian. Câu 3: [TTN] Chu kì dao động điều hòa là A. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1 s. B. khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động. C. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu. D. khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại trạng thái dao động. Hướng dẫn giải Chu kì dao động điều hòa là khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại trạng thái dao động. Câu 4: [TTN] Tần số dao động điều hòa là A. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1 s. B. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một chu kỳ. C. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu. D. khoảng thời gian vật thực hiện hết một dao động toàn phần. Hướng dẫn giải Tần số dao động điều hòa là số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s Câu 5: [TTN] Pha của dao động được dùng để xác định A. biên độ dao động. B. tần số dao động. C. trạng thái dao động. D. chu kì dao động. Câu 6: [TTN] Biên độ dao động của một vật dao động điều hòa là