Nội dung text CD8-XAC SUAT-GV-P2.docx
MỤC LỤC §CHỦ ĐỀ ❽. THỐNG KÊ 2 ۞BÀI ❷. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ LIÊN QUAN TỚI PHÉP THỬ 2 Ⓐ. Tóm tắt kiến thức 2 Ⓑ. DẠNG TOÁN CƠ BẢN 2 ⬩Dạng ❶: Xác suất của biến cố 2 ⬩Dạng ❷: Toán ứng dụng thực tế 4 Ⓒ. BÀI TẬP RÈN LUYỆN 7 ▶ DẠNG 2: Tính xác suất của biến cố liên quan đến phép thử 7
§CHỦ ĐỀ ❽. THỐNG KÊ ۞BÀI ❷. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ LIÊN QUAN TỚI PHÉP THỬ Ⓐ. Tóm tắt kiến thức ❶. Xác suất của biến cố Giả thiết rằng các kết quả có thể xảy ra của một phép thử là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố A , kí hiệu PA , bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố A và tổng số kết quả có thể xảy ra. Lý thuyết Ⓑ. DẠNG TOÁN CƠ BẢN ⬩Dạng ❶: Xác suất của biến cố Ví dụ minh họa: Các kết quả của một phép thử sau có cùng khả năng xảy ra không? Tại sao? a) Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất. b) Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ một hộp có 10 viên bi giống nhau được đánh số từ 1 đến 10. c) Lấy ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ một hộp chứa 2 tấm thẻ ghi số 5 và 5 tấm thẻ ghi số 2 và xem số của nó ▶Ví dụ ① Lời giải a) Các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra vì khả năng gieo ra mặt sấp và ngửa là như nhau. b) Các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra vì các viên bi giống nhau nên khả năng được lựa chọn của các viên bi là như nhau. c) Các kết quả của phép thử không cùng khả năng xảy ra vì không thể khẳng định các thẻ lấy ra có cùng khối lượng, kích thước.
Kết quả của mỗi phép thử sau có đồng khả năng không? Tại sao? a) Rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 10. b) Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh từ danh sách lớp. c) Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ một hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 8 viên bi trắng rồi quan sát màu của nó, biết rằng các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. ▶Ví dụ ② Lời giải a) Do các tấm thẻ là cùng loại nên có cùng khả năng được chọn. Các kết quả của phép thử là đồng khả năng. b) Do mỗi học sinh có những điều kiện trạng thái khác nhau nên các kết quả của phép thử là không đồng khả năng. c) Do mỗi viên bi đều có khối lượng và kích thước nên có cùng khả năng được chọn. Các kết quả của phép thử là đồng khả năng. Đội văn nghệ của lớp 9A có 3 bạn nam và 3 bạn nữ. Cô giáo phụ trách đội chọn ngẫu nhiên hai bạn để hát song ca. Xét biến cố sau: “Trong hai bạn được chọn ra, có một bạn nam và một bạn nữ”. Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố ngẫu nhiên nói trên? ▶Ví dụ ③ Lời giải Bước 1: Kiểm tra tính đồng khả năng đối với kết quả phép đo thử Phép thử này có kết quả có thể xảy ra là đồng khả năng. Bước 2: Đếm số kết quả có thể xảy ra Trong trường hợp này, liệt kê đếm được 15 kết quả có thể xảy ra.
Bước 3: Đếm số kết quả thuận lợi cho biến cố Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố Bước 4: Lập tỷ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và tổng số kết quả có thể xảy ra 93 155P ⬩Dạng ❷: Toán ứng dụng thực tế Ví dụ minh họa: Một đội thanh niên tình nguyện gồm 11 thành viên đến từ các tỉnh, TP: Kon Tum; Bình Phước; Tây Ninh; Bình Dương; Gia Lai; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Đăk Lăk; Đăk Nông; Lâm Đồng; TP Hồ Chí Minh, mỗi tỉnh,TP chỉ có đúng một thành viên trong đội. Chọn ngẫu nhiên một thành viên của đội tình nguyện đó. a) Gọi K là tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thành viên được chọn. Tính số phần tử của tập hợp K. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: - “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên”. - “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đông Nam Bộ”. ▶Ví dụ ① Lời giải a) Tập hợp K gồm các kết quả xảy ra đối với thành viên được chọn là: K= Kon Tum; Bình Phước; Tây Ninh; Bình Dương; Gia Lai; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Đăk Lăk; Đăk Nông; Lâm Đồng; TP Hồ Chí Minh Số phần tử của tập hợp K là 11. b) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên”. đó là Kon Tum; Gia Lai;Đăk Lăk; Đăk Nông; Lâm Đồng.