Nội dung text 14 Rèn kỹ năng giải bài toán 2 đt song song.docx
2 Với vai trò là bộ môn quan trọng bậc nhất trong các cấp học, môn Toán tạo nền tảng góp phần tạo điều kiện để các em học tốt các môn tự nhiên khác. Việc hình thành kỹ năng giải toán là mục tiêu quan trọng trong quá trình dạy - học toán ở trường trung học cơ sở. Quá trình giải toán chính là quá trình rèn luyện phương pháp tư duy linh hoạt, sáng tạo. Việc hình thành cho học sinh những kỹ năng thực hành trong giải toán là mục tiêu chính trong quá trình dạy học bộ môn, đây cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay. Trong thực tế dạy học, việc hình thành cho học sinh có một kỹ năng phân tích tìm tòi lời giải cho một dạng toán, một bài toán chưa được các thầy, cô giáo quan tâm thích đáng. Vì điều kiện thời gian 45 phút trong một tiết dạy, đa số các thầy, cô giáo chỉ quan tâm tới việc chữa đủ các bài tập cho học sinh trong các giờ luyện tập mà không quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng phương pháp tìm tòi lời giải cho các dạng toán. Chính điều này đã dẫn tới bài giảng của giáo viên mang tính áp đặt, các em học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động. Khi các em bắt buộc phải tự làm bài tập (ví dụ khi kiểm tra hoặc đi thi ) mà không có người giúp đỡ thì thường hay lúng túng không biết phân tích từ đâu để tìm ra lời giải. Trước tình hình như vậy, tôi nghĩ mỗi giáo viên cần phải có một phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh và cung cấp cho các em có một phương pháp học tập tích cực, cũng như một tư duy linh hoạt sáng tạo trong giải toán, nhất là giải các bài toán trong hình học. Với quan điểm dạy học là dạy phương pháp học tập, dạy cho học sinh có một tư duy suy luận sáng tạo, kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh, hình thành ở các em khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn toán 7, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, tôi đã tiến hành nghiên cứu biện pháp: “Rèn kĩ năng giải quyết các bài toán về hai đường thẳng song song trong chương III hình học 7 ” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học Toán học là bộ môn khoa học quan trọng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong Toán học có nhiều phân môn, mỗi phân môn có nét đặc trưng riêng của nó. Ở cấp THCS hiện nay, học sinh được học các phân môn Số học, Đại số và Hình học. Riêng Hình học là một phân môn khó với lứa tuổi học sinh cấp hai, vì tính trừu tượng của Hình học khá cao, một số em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trực quan chứ không đi sâu vào tư duy. Đối với môn toán Hình ở THCS nói chung và môn Hình học lớp 7 nói riêng, thì môn Hình học 7 là sự tiếp nối và phát triển các kiến thức mở đầu của hình học lớp 6. Lâu nay theo đánh giá chung thì hình học 7 là “nặng” nhất và cũng có vai trò quan trọng nhất đối với môn hình cấp THCS.
3 Do đó việc chứng minh một bài toán hình học càng khó hơn khi các em bước đầu làm quen với các bước suy luận chứng minh. Các em phải tìm tòi, phải tưởng tượng, phải tìm lời giải trên cơ sở hình vẽ, bằng suy luận, kiểm nghiệm tính đúng đắn bằng các tính chất, định lý, chứ không bằng quan sát trực quan. Từ đó chất lượng học tập ở phần hình còn thấp. 1.1. Thuận lợi Trường THCS A luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố ..... Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm tới tất cả các hoạt động của trường, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên làm tốt công tác. Nhà trường có một đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình và hăng say công việc. Hầu hết các em học sinh khá giỏi thích học bộ môn toán. 1.2. Khó khăn: Trường THCS A là điểm trường thuộc khu vực làng nghề, đa số học sinh chưa có ý thức tự học ở nhà. Một số học sinh chưa được sự quan tâm từ phía gia đình. Một số em không có kiến thức cơ bản về toán học, nhất là phần hình học. Chương trình hình học lớp 7 được coi là “nặng” với học sinh , nhất là trong dạng bài tập suy luận chứng minh. Khả năng nắm kiến thức mới của các em còn chậm. Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập của các em còn hạn chế. Kết quả thăm dò sự yêu thích và đam mê học môn hình đầu năm 2023 – 2024 với 37 học sinh lớp 7A của trường THCS A như sau: Số học sinh thích học: 18,9% ; Bình thường: 32,5%; số học sinh sợ phải học môn hình học: 48,6%. Năm học 2023-2024 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh 7A phần hai đường thẳng song song thời gian 15 phút với đề bài: Cho hình vẽ sau: a) Giải thích tại sao Ax // By. b) Tính số đo góc ABy’. c) Tính số đo góc ABM. z x yy'M N B A Đáp án và biểu điểm Câu Hướng dẫn Điểm Vẽ hình đúng 1
4 a)Ta có ··0 ANM=BMz60= 1 Mà hai góc này ở vị trí so le trong 1 Þ Ax // By Vây: Ax // By 1 b)Vì Ax // By (cmt) Þ·· ABy'=BAN (Hai góc so le trong) 1 Mà ·0 BAN50=Þ·0 ABy'50= Vậy: ·0 ABy'50= 1,5 c)Ta có: ··0 ABM + ABy'=180 (Hai góc kề bù) 1 Þ·00 ABM + 50=180 0,75 Þ·00 ABM =18050- 0,75 Þ·0 ABM =150 Vậy: ·0 ABM =150 1 Và thu được kết quả như sau: Tổng số KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRƯỚC THỰC NGHIỆM Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 37 SL % SL % SL % SL % 10 27 11 29,7 11 29,7 5 13,6 Bởi vì lẽ đó mong muốn được đóng góp và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, tôi tiến hành các biện pháp cụ thể như sau: 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 2.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững lý thuyết (đặc biệt là phần kiến thức chương III hình 7 ) 2.2. Biện pháp 2: Phân dạng bài tập 2.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thực hiện 3.1.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững lí thuyết (đặc biệt là phần kiến thức chương III hình 7)