PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 13. Hệ thống các biện pháp miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam đương đại - Gs.Ts. Lê Cảm & Ths. Lê Thúy Hiền.pdf

HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Lê Cảm Lê Thúy Hiền Tóm tắt Trên cơ sở nhận thức khoa học các luận điểm về các biện pháp (dạng) miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) Báo cáo này đã đề cập đến việc phân tích về mặt lý luận để làm sáng tỏ những vấn đề học thuật cơ bản của hệ thống các biện pháp miễn TNHS trong luật hình sự Việt Nam đương đại, mà cụ thể là: I. Nhận thức chung về các biện pháp miễn TNHS; II. Các biện pháp miễn TNHS trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 hiện hành; III. Hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống các biện pháp miễn TNHS trong BLHS Việt Nam tương lai; và IV. Kết luận chung. Từ khóa: Miễn trách nhiệm hình sự, biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, biện pháp tha miễn. I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ §1.Sự cần thiết của việc soạn thảo lý luận những vấn đề học thuật về các biện pháp miễn trách nhiệm hình sự 1. Trong giai đoạn cải cách tư pháp (CCTP) và xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) đích thực (chứ không phải NNPQ giả hiệu) ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, đồng bộ và chuyên sâu những vấn đề học thuật về các biện pháp miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên các bình diện lập pháp (1), lý luận (2) và thực tiễn (3) dưới đây 1.1. Về mặt lập pháp, trong bất kỳ một NNPQ đích thực nào, các chuyên ngành pháp luật về tư pháp hình sự (TPHS) nói chung và pháp luật hình sự (PLHS) nói riêng bên cạnh việc thực hiện tốt các chức năng phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (PN & ĐTrCTP) để bảo vệ các quyền (BVCQ) và tự do của con người và của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và của Nhà nước, còn phải thể hiện tốt các nguyên tắc tiến bộ, dân chủ và đặc biệt nguyên tắc nhân đạo. Chính vì vậy, các quy phạm PLHS của một quốc gia về các biện pháp (dạng) miễn TNHS như thế nào sẽ cho thấy ở một mức độ nhất định tính nhân đạo trong quốc gia đó ra sao; đặc biệt là sau pháp điển hóa PLHS Việt Nam lần thứ ba trong Phần chung BLHS năm 2015 (ngoài 03 biện pháp miễn TNHS đối với dưới người dưới 18 tuổi, tức NCTN tại các điều 93-95) chỉ có vẻn vẹn 06 biện pháp miễn TNHS tại Điều 29 với 02 biện pháp  Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Luật Tp.HCM  Giảng viên chính Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, Bộ Công an
2 mang tính bắt buộc (Khoản 1) và 04 dạng mang tính tùy nghi (các khoản 2-3) cần phải được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện trong tương lai. 1.2. Về mặt lý luận, hiện nay trong khoa học luật hình sự (LHS) Việt Nam việc tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề học thuật về miễn TNHS như: khái niệm và nội hàm của TNHS, bản chất pháp lý (BCPL) của miễn TNHS, cũng như các căn cứ của miễn TNHS nói chung và của từng biện pháp miễn TNHS nói riêng, v.v..., giữa các nhà luật học cũng vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến và cách hiểu khác nhau, mà vẫn chưa có một luận điểm học thuật chính thống nào. 1.3. Và cuối cùng, về mặt thực tiễn, xuất phát từ thực trạng áp dụng các quy phạm PLHS hiện hành về miễn TNHS của các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) và Tòa án, thiết nghĩ các nhà luật học Việt Nam cần tiếp tục phân tích, lý giải và luận chứng để thực sự hỗ trợ cho việc điều chỉnh trong PLHS thực định hiện hành các biện pháp (dạng/trường hợp) miễn TNHS mới khác có thể xuất hiện từ thực tiễn áp dụng PLHS nhằm góp phần nhân đạo hóa hơn nữa PLHS nước nhà cũng chính là việc làm rất cần thiết của khoa học luật hình sự (LHS) nước nhà. 2. Về phạm vi nghiên cứu của báo cáo này. Như vậy, tất cả những điều đã được phân tích ở trên đã cho phép khẳng định ý nghĩa khoa học-thực tiễn và sự cần thiết của việc phân tích khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề học thuật về miễn TNHS. Tuy nhiên, do sự hạn chế số trang của các BCKH theo yêu cầu của Ban tổ chức Hội thảo nên tại Phần II dưới đây chúng tôi chỉ có thể bàn về 12 biện pháp (dạng) miễn TNHS trong BLHS năm 2015 (gồm 07 dạng trong Phần chung và 05 dạng trong Phần riêng) mà không thể đề cập gì đến việc miễn TNHS đối với NCTN phạm tội được quy định tại Mục 2 Chương XII Bộ luật đó. §2. Khái niệm và các đặc điểm chung của các biện pháp miễn trách nhiệm hình sự 1. Khái niệm biện pháp miễn TNHS. Khi nghiên cứu những vấn đề học thuật về các biện pháp miễn TNHS thì khái niệm là vấn đề đầu tiên cần được giải quyết khi vì trong PLHS thực định Việt Nam đã và đang hiện hành nhà làm luật chưa bao giờ ghi nhận định nghĩa pháp lý (ĐNPL) của khái niệm này. Nghiên cứu các sách báo pháp lý hình sự từ trước đến nay cho phép nhận thấy rằng, hiện nay xung quanh vấn đề khái niệm “biện pháp miễn TNHS là gì” (?) thì giữa các nhà hình sự học trong và ngoài nước vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau dưới đây. 1.1. Trong khoa học LHS Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay các nhà hình sự học có một số quan điểm về miễn TNHS như sau: 1) Đó là bất kỳ dạng miễn TNHS nào cũng chỉ được áp dụng đối với những người mà trong các hành vi của họ không có cấu thành tội phạm(1) ; 2) Miễn TNHS thường được hiểu theo hai nghĩa: a) theo nghĩa hẹp ─ không kèm theo (1)Xem: Kelina X.G. Những vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự. NXB Khoa học. Maxcơva, 1974, tr.13 (Tiếng Nga).
3 việc quyết định hình phạt (QĐHP), tức là miễn TNHS do cơ quan Điều tra hoặc VKS thực hiện, cũng như do Tòa án thực hiện khi không đưa ra bản án kết tội (BAKT) đối với người được miễn TNHS và, b) theo nghĩa rộng ─ suy cho cùng đó cũng đồng thời là miễn hình phạt(2) ; 3) Miễn TNHS theo nội dung pháp lý của nó có nghĩa là miễn tất cả những hậu quả pháp lý của tội phạm mà người đó đã thực hiện ─ miễn sự kết án nhân danh Nhà nước chính thức coi một công dân là kẻ phạm tội bằng bản án kết tội của Tòa án tuyên, miễn hình phạt và án tích(3) ; 4) Miễn TNHS là miễn cho người phạm tội việc áp dụng các biện pháp có tính chất pháp lý hình sự từ phía Nhà nước vì người đó do một loạt các tình tiết được quy định trong PLHS đã không còn nguy hiểm cho xã hội(4) ; 5) Miễn TNHS là việc từ chối của Nhà nước đưa ra sự đánh giá phủ định đối với người phạm tội trong những trường hợp được quy định trong luật(5) . 1.2. Trong khoa học LHS Việt Nam từ hàng chục năm qua cho đến hiện nay giữa các luật gia là các nhà hình sự học nước ta vẫn còn có những quan điểm khác nhau về miễn TNHS là: 1) Miễn các hậu quả pháp lý đối với một tội phạm do PLHS quy định(6) ; 2) Không buộc một người phải chịu TNHS về tội phạm mà người đó đã thực hiện(7) ; 3) Không truy cứu TNHS một người vì đã phạm một tội do LHS quy định và thể hiện trong văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền(8) ; 4) Miễn kết tội, cũng như áp dụng hình phạt đối với người phạm tội và vì vậy, người đó không bị coi là có tội hay nói một cách khác, là miễn các hậu quả pháp lý đối với người phạm tội do PLHS quy định(9) ; 5) Buộc một người không phải chịu TNHS về tội phạm mà người này đã thực hiện(10) ; 6) Miễn các hậu quả pháp lý về các tội phạm cho người phạm tội khi có những điều kiện do PLHS quy định(11) ; 7) Miễn truy cứu TNHS và kéo theo cả miễn các hậu quả pháp lý tiếp theo của việc thực hiện TNHS như: (2)Xem: Xaveliôva B.X. Miễn trách nhiệm hình sự. Chương 16. ─ Trong sách: Luật hình sự Liên bang Nga. Phần chung. NXB Luật gia. Maxcơva, 2001, tr.428 (Tiếng Nga). (3)Xem: Haumôv A.v. Luật hình sự. Phần chung NXB Béc. Maxcơva, 1996, tr.438 (Tiếng Nga). (4)Xem: Krưlôva X.G., Tkatrevxki Iu.M. Miễn trách nhiệm hình sự. Chương V. ─ Trong giáo trình: Luật hình sự (gồm 5 tập). Tập 2. Phần chung. Lý luận về hình phạt. NXB Zertxalô-M. Maxcơva, 2002, tr.151 (Tiếng Nga). (5)Xem: Kelina X.G. Miễn trách nhiệm hình sự. Chương 20. ─ Trong sách: Luật hình sự Nga. Phần chung. NXB Luật gia. Maxcơva, 2004, tr.456 (Tiếng Nga). (6)Xem: Đào Trí Úc. Miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt. Chương VI. ─ Trong sách: Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung). NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993, tr.269. (7)Xem: Đỗ Ngọc Quang. Chương VI Phần thứ ba. ─ Trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an). Hà Nội, 1995, tr.321. (8)Xem: Kiều Đình Thụ. Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.239. (9)Xem: Nguyễn Ngọc Chí. Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. ─ Tạp chí Khoa học của ĐHQGHN (Phần KHXH và NV), số 4/1997, tr.14. (10)Xem: Cụ thể hơn chẳng hạn như, Trịnh Quốc Toản. Miễn và giảm hình phạt. Chương XV. ─ Trong Giáo trình: Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật-Trường Đại học KHXH và NV. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr.321; Võ Khánh Vinh. Miễn trách nhiệm hình sự. Chương XVIII. ─ Trong Giáo trình: Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trung tâm đào tạo từ xa thuộc Đại học Huế. NXB Giáo dục. Hà Nội, 2002, tr.389; Trương Quang Vinh. Trách nhiệm hình sự và hình phạt. Chương XII. ─ Trong Giáo trình: Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (Bộ Tư pháp). Hà Nội, 2002-2003, tr.166; v.v.... (11)Xem: Trần Văn Độ. Trách nhiệm hình sự. Chương V. ─ Trong Giáo trình: Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.98.
4 miễn sự kết tội, miễn áp dụng biện pháp cưỡng chế của TNHS và miễn mang án tích(12) ; 9) Một chế định nhân đạo của PLHS Việt Nam và được thể hiện bằng văn bản mà theo đó hủy bỏ hậu quả pháp lý bất lợi đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội, do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát (VKS) hoặc Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự (TTHS) tương ứng áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do PLHS quy định(13) ; và còn rất nhiều quan điểm khác nhau, v.v... 1.3. Tổng hợp tất cả các quan điểm trong khoa học LHS đã nêu trên đây về miễn TNHS, theo quan điểm của chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa khoa học (ĐNKH) của khái niệm chung về biện pháp miễn TNHS như sau: Miễn TNHS là 01 biện pháp nhân đạo và là sự hủy bỏ hậu quả pháp lý (HQPL) hình sự của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm (tức hành vi có các dấu hiệu của cấu thành tội phạm-CTTP) đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. 2. Các đặc điểm chung của các biện pháp miễn TNHS. Như vậy, từ ĐNKH của khái niệm biện pháp miễn TNHS đã nêu trên, đồng thời phân tích các quy phạm PLHS Việt Nam có liên quan đến các căn cứ miễn TNHS trong BLHS năm 2015 hiện hành (Điều 29) và nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định nhỏ về miễn TNHS trong PLHS đương đại gần 40 năm qua (1985- 2024) kể từ sau khi đã được pháp điển hóa lần thứ nhất đến nay cho thấy, nếu phân tích khoa học nội hàm của biện pháp miễn TNHS với tư cách là 01 trong các biện pháp tha miễn (BPTM) hình sự và đồng thời là 01 chế định nhân đạo nhỏ thuộc chế định nhân đạo lớn về các BPTM hình sự thì có thể nhận thấy các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản và quan trọng thể hiện rõ trên một số bình diện chính sau đây. 2.1. Về vị trí và vai trò, biện pháp miễn TNHS không phải là sự minh oan theo thủ tục của luật hình thức (TTHS) cho người được coi là vô tội trong việc thực hiện tội phạm mặc dù nó cũng là 01 trong các BPTM hình sự và cũng chính là 01 chế định nhỏ phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự (CSHS) nói chung và của PLHS nói riêng trong một Nhà nước. 2.2. Về chủ thể được hưởng, nói chung biện pháp miễn TNHS như là sự xóa bỏ hoàn toàn hậu quả pháp lý hình sự của việc thực hiện tội phạm chỉ có thể được đặt ra đối với đối tượng nào là chủ thể của chính tội phạm ấy mà lẽ ra nếu không có đủ các căn cứ và những điều kiện do luật định để được miễn TNHS, thì người đó phải chịu TNHS theo các quy định của PLHS hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện. (12)Xem: Lê Thị Sơn. Trách nhiệm hình sự. Chương I. ─ Trong sách: Trách nhiệm hình sự và hình phạt. (Tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên). NXB Công an nhân dân. Hà Nội, 2001, tr.9. (13)Xem: Trịnh Tiến Việt. Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS Việt Nam năm 1999. ─ Tạp chí Khoa học của ĐHQGHN (Chuyên san Kinh tế-Luật), số 1/2004, tr.53.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.