Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 30 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 30 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Mồng 2 tháng Chín năm 1945 … Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ lần đầu xuất hiện trước đông đảo quần chúng. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka-ki cao cổ, đi dép cao-su trắng. Mấy ngày hôm trước, một vấn đề được đặt ra là phải có một bộ quần áo để Bác mặc khi Chính phủ ra mắt đồng bào. Cuối cùng, Bác đã chọn bộ quần áo này. Hai mươi bốn năm làm Chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đổi. Vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào. Ông Cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Dáng đi này cũng làm cho đôi người lúc đó ngạc nhiên. Họ đã không nhìn thấy ở vị Chủ tịch dáng đi trang trọng của những người “sang”. Giọng nói của ông Cụ phảng phất giọng nói của một miền quê đất Nghệ An. Bác đã xuất hiện trước một triệu đồng bào ngày hôm đó như vậy. Lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. Không phải là cái giọng hùng hồn người ta thường được nghe trong những ngày lễ long trọng. Nhưng người ta tìm thấy ngay ở đó những tình cảm sâu sắc, ý chí kiên quyết; tất cả đều tràn đầy sức sống; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi: - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không? Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm: - Co.o.ó! Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một. Đây là bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa giành được độc lập bằng cuộc chiến đấu suốt tám mươi năm của dân tộc. Đây còn là những lời tâm huyết, đầy cảm kích của đội tiên phong giác ngộ nhất của giai cấp cách mạng nhất, có những người con tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc, trước máy chém, trước miệng súng của quân thù, đã từng giật tấm băng đen bịt mắt, hô lớn: “Việt Nam độc lập muôn năm!” Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề Độc lập: - Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề:“Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. - Chúng tôi xin thề:“Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù phải chết cũng cam lòng”. - Nếu Pháp đến xâm lược lần nữa thì chúng tôi xin thề: Không đi lính cho Pháp Không làm việc cho Pháp Không bán lương thực cho Pháp Không đưa đường cho Pháp Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một. Đó là lời thề của toàn dân kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ Tịch vừa đọc để kết thúc bản Tuyên ngôn:
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Sự kiện lịch sử được tái hiện trong đoạn trích: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình. 0,5 2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: liệt kê điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng; tình cảm sâu sắc, ý chí kiên quyết. 0,5 3 - Tác giả đã sử dụng thủ pháp miêu tả để khắc họa ngoại hình, phong thái, giọng nói, lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: + Ngoại hình: gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa, đội mũ đã cũ, áo ka ki cao cổ, dép cao su trắng + Phong thái: dáng đi nhanh nhẹn, chứ không phải dáng đi trang trọng của những người “sang”. + Giọng nói: vừa phảng phất giọng nói của miền quê Nghệ An vừa điềm đạm, đầm ấm. Không phải là giọng hùng hồn người ta thường được nghe trong những ngày lễ long trọng. + Lời nói: khúc chiết, rõ ràng, đầy sự quan tâm đến nhân dân đồng bào: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?” - Thủ pháp miêu tả làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời góp phần khắc họa vẻ đẹp giản dị, ấm áp, gần gũi nhưng cũng rất uy nghi, cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đã hình ảnh Bác đã khắc sâu vào tâm hồn mỗi người con đất Việt. 1,0 4 - Sự kiện hiện thực được nói tới trong đoạn trích là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945. - Cảm xúc của người viết là niềm vui sướng, hạnh phúc, xúc động nghẹn ngào cùng thái độ thành kính thiêng liêng. - Mối quan hệ giữa sự kiện hiện thực và cảm xúc của người viết: là sự gắn kết, không thể lãng quên. Sự kiện hiện thực được nhìn nhận, soi chiếu qua cảm xúc của người viết càng trở nên có ý nghĩa, giá trị không chỉ với lịch sử của đất nước, dân tộc mà còn có ý nghĩa với đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Và khi nhắc đến sự kiện lịch sử, cảm xúc của người viết càng bồi hồi, xúc động hơn, càng tự hào hơn về lịch sử dân tộc, về sức mạnh đoàn kết toàn dân, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1,0 5 HS trình bày suy nghĩ của bản thân. Sau đây là một số gợi ý: Ý nghĩa của lời tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ hôm nay: giúp tuổi trẻ hôm nay - Nhận thức được độc lập, tự do là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Việt Nam nói riêng và mọi quốc gia trên thế giới nói chung. - Nhận thức được để có được nền độc lập tự do đó, các thế hệ cha anh đã phải đánh đổi bằng tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải”. - Thức dậy trong tâm hồn thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước; niềm tự 1,0