PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 26 - File word có lời giải.docx


Câu 5: Một đoạn mạch gốc của gene trong nhân chứa 9 triplet: 3’…TAG GGC ATA TGT AAC CAC GAC GGG GCC…5’. Nếu xảy ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotide làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở mRNA thì có thể có tối đa bao nhiêu vị trí đột biến? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Hình 4 mô tả cấu trúc nhiễm sắc thể và một số nội dung liên quan đến các thành phần cấu trúc của nhiễm sắc thể như sau: (a) Là trung tâm vận động của nhiễm sắc thể trong phân bào. (b) Bảo vệ nhiễm sắc thể, giúp các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. (c) Cánh dài của chromatid. (d) Nhiễm sắc thể kếp xoắn cực đại. Hình 4. Ghép mỗi thành phần cấu trúc 1, 2, 3 trong hình với nội dung a, b, c, d sao cho phù hợp. Phương án đúng là: A. 2b, 1a, 3d. B. 2b, 1d, 3c. C. 2b, 1a, 3c. D. 2d, 1a, 3c. Câu 7: Hiện tượng di truyền nào sau đây có thể làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật? A. Phân li độc lập. B. Liên kết gene hoàn toàn. C. Hoán vị gene. D. Tương tác gene. Câu 8: Một gene nào đó vốn đang hoạt động bình thường, nay được chuyển sang vị trí mới làm ngừng hoạt động là do đột biến nhiễm sắc thể dạng A. mất đoạn. B. đa bội hóa. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn. Câu 9: Bà A mang thai một người con ở tuần thứ 15 khi đi khám sàng lọc di truyền thì bác sĩ kết luận con của bà A có khả năng mắc hội chứng siêu nam vì khi quan sát tiêu bản bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của thai nhi bác sĩ thấy A. có 3 nhiễm sắc thể X. B. có 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y. C. có 1 nhiễm sắc thể X và 2 nhiễm sắc thể Y. D. có 3 nhiễm sắc thể Y. Câu 10: Bảng 1 thể hiện mật độ (cá thể/m 2 ) và diện tích (m 2 ) phân bố của bốn quần thể. Theo lý thuyết hãy cho biết quần thể nào có kích thước lớn nhất? Bảng 1. Quần thể Mật độ cá thể/m 2 Diện tích phân bố của quần thể (m 2 ) 1 150 40 2 20 110 3 30 170 4 170 10 A. Quần thể 1. B. Quần thể 2. C. Quần thể 3. D. Quần thể 4. Câu 11: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất vô cơ? A. Tảo lam. B. Vi khuẩn phân giải. C. Giun đất. D. Nấm hoại sinh. Câu 12: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau? A. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. B. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. C. Loài đặc trưng là loài có vai trò kiểm soát và khống chế loài khác trong quần xã. D. Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã. Câu 13: Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ chiếm ưu thế trong hệ sinh thái nào sau đây?
A. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. B. Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân hằng năm. C. Khối nước trong mùa cạn. D. Các ao hồ nghèo dinh dưỡng. Câu 14: Hình 5 mô tả quy trình sản xuất Insulin bằng công nghệ gene Hình 5. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây sai khi nó về quy trình này? A. Vector chuyển gene trong quy trình này là plasmid của vi khuẩn. B. Gene Insulin được đưa vào plasmid thông qua các enzyme cắt và nối. C. Mục đích cuối cùng của quá trình này là tạo ra một lượng lớn bản sao gene tổng hợp Insulin. D. Plasmid mang gene Insulin được chuyển vào tế bào vi khuẩn thông qua phương pháp vật lí và hóa học. Câu 15: Loài A, B phát sinh từ một loài tổ tiên là ví dụ của quá trình A. tiến hóa nhỏ. B. tiến hóa lớn. C. tiến hóa hóa học. D. tiến hóa tiền sinh học. Câu 16: Cây phát sinh chủng loại nào sau đây mô tả hợp lý nhất về mối quan hệ họ hàng giữa ba loài? A. B. C. D. Câu 17: Thalassemia (còn được gọị là bệnh tan máu bẩm sinh), là một bệnh lí huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxygen). Ở bệnh nhân Thalassemia, các hồng cầu bị phá huỷ quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thalassemia là một bệnh di truyền lặn ở gene a-globin hoặc b- globin gây ra trên NST thường. Do đó, Thalassemia gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cả cộng đồng. Trong thực tiễn, một số gia đình có bố mẹ bình thường, nhưng con sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Khi nói về bệnh Thalassemia, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh được phát hiện dựa trên xét nghiệm NST lấy từ dịch ối hoặc nhau thai. B. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh Thalassemia thì không được sinh con vì con sẽ bị bệnh. C. Bệnh được phát hiện dựa trên các kĩ thuật phân tử giúp xác định gene gây bệnh. D. Bệnh Thalassemia bệnh do đột biến ở gene a-globin hoặc b-globin nên chỉ biểu hiện ở nữ. Câu 18: Hình 6 mô tả mối quan hệ về sinh khối và mức độ cạnh tranh của bốn loài khác nhau trong một quần xã sinh vật. Dựa trên đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. A là một loài động vật ăn thực vật. B. B là loài ưu thế trong quần xã. C. C là loài luôn cạnh tranh và có thể thay thế loài A ở những giai đoạn tiếp theo của diễn thế sinh thái. D. D là loài tác động mạnh và làm ảnh hưởng tới các nhân tố sinh thái. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Xử lý phôi của một loài côn trùng gây đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) ở sáu vị trí khác nhau (A, B, C, D, E và F) được thể hiện ở Hình 7. Theo dõi thời gian sống của các phôi tương ứng với các đột biến, kết quả được thể hiện qua đồ thị bên dưới. Biết rằng sự phân bố các gene trên nhiễm sắc thể là đều nhau và phôi mang đột biến mất đoạn ở vị trí (F) vẫn phát triển thành cơ thể bình thường. Hình 7 a. Kích thước đoạn NST bị mất càng lớn thì thời gian sống sót của phôi càng kéo dài. b. Vị trí (F) có thể mã hóa số loại bản phiên mã ít hơn so với các vị trí khác. c. Các gene trên vị trí (A) có thể quan trọng hơn so với các gene trên vị trí (B) đối với sự phát triển phôi. d. Giả sử rằng các gene trên vị trí (B) và (E) đóng góp ngang nhau cho sự phát triển phôi, thì mật độ gene trên vị trí (E) có thể thấp hơn mật độ gene trên vị trí (B). Câu 2. Khi điều tra nhóm tuổi của một quần thể cá sống trong một cái ao ở thời điểm trước và sau hai năm săn bắt, người ta thu được số liệu như Hình 8. Giả sử, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn. a. Dạng tháp tuổi trước khi khai thác là tháp ổn định, còn sau 2 năm khai thác là tháp phát triển. b. Việc khai thác đều đặn theo thời gian một số lượng nhất định cá thể của quần thể, số cá thể còn lại sẽ Hình 8. tăng khả năng sinh sản để bù lại. c. Sau 2 năm khai thác số lượng cá trước sinh sản tăng, đây là cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. d. Khi dừng khai thác một khoảng thời gian, mật độ của quần thể sẽ tăng lên.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.