PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ VIP 4 - SINH 2025 - ( ĐỀ BÀI ).pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 4 – CY1 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Để tìm hiểu vai trò của nhân tế bào, người ta tiến hành loại bỏ nhân của tế bào trứng của cá thể (A), sau đó, thay bằng nhân của tế bào soma của cá thể (B). Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể mới này có đặc điểm nào sau đây? A. Mang phần lớn đặc điểm của cá thể (B). B. Hoàn toàn giống cá thể (B). C. Mang phần lớn đặc điểm của cá thể (A). D. Hoàn toàn giống cá thể (A). Câu 2. Quá trình vận chuyển chủ động các qua màng sinh chất cần sử dụng dạng năng lượng nào sau đây? A. ATP. B. ADP. C. NADP+ . D. FADH2. Câu 3. Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào: A. Ánh sáng. B. Phân bón. C. Nước. D. Nhiệt độ. Câu 4. Hình bên mô tả 4 loại nucleotide cấu tạo nucleic acid. Cặp nucleotide nào sau đây có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen trong phân tử DNA mạch kép A. (4) và (2). Β. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (3) và (4) Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc NST có thể dẫn đến một số gene của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. đảo đoạn. Câu 6. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là A. hóa thạch. B. sinh học phân tử. C. giải phẫu so sánh. D. tế bào học. Câu 7. Nhân tố nào sau đây thường làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể với tốc độ chậm nhất? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Dòng gene. Câu 8. Khi nói về điểm khác nhau giữa quá trình tái bản ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, nhận định nào sau đây đúng? A. Có sự hình thành các đoạn Okazaki. B. Trên mỗi phân tử DNA có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản. C. Enzyme DNA polymerase không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA. D. Sử dụng tối đa 8 loại nucleotide làm nguyên liệu. Câu 9. Khi thực hiện phép lai giữa hai cây hoa mõm chó thuần chủng có hoa màu đỏ và màu trắng với nhau thu được F1 toàn cây có hoa màu hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Có thể kết luận tính trạng màu hoa do A. một gene có 2 allele trội, lặn hoàn toàn quy định. B. một gene có 2 allele trội, lặn không hoàn toàn quy định. C. một gene có 2 allele đồng trội quy định.
D. hai gene, mỗi gene có 2 allele cùng quy định. Câu 10. Cho hỗn hợp I gồm DNA polymerase, DNA mồi, DNA mạch kép làm khuôn tái bản. Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Trộn hỗn hợp I với dung dịch chứa 4 loại nucleotide A, T, G, C bình thường. - Thí nghiệm 2: Trộn hỗn hợp I với dung dịch chứa 4 loại nucleitide A, T, G, C bình thường và 4 loại nucleotide A, T, G, C đều không có nhóm 3’ OH tự do. Nhận định nào sau đây về kết quả thí nghiệm trên là sai? A. Thí nghiệm 1 thu được các sợi DNA kép có kích thước giống nhau. B. Thí nghiệm 2 thu được các sợi DNA kép có kích thước khác nhau. C. Cả hai thí nghiệm đều thu được các sợi DNA đơn. D. Cả hai thí nghiệm đều thu được các sợi DNA kép. Câu 11. Hầu hết gen ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh, xen giữa các trình tự mã hóa (exon) là các trình tự không mã hóa (intron). Hình bên biểu thị quá trình biểu hiện của một gen mã hóa protein điển hình. Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình trên? A. Tỉ lệ giữa thành phần purine và pyrimidine ở (1) và (2) có tính đặc trưng cho từng cá thể. B. Tất cả các giai đoạn giữa (1) và (4) diễn ra trong nhân tế bào. C. Phân tử mRNA được tạo ra ở giai đoạn (4) có chiều dài bằng với chiều dài của gene mã hóa nó. D. Số lượng amino acid ở (5) tỉ lệ tuyến tính với số lượng nucleotide ở (3). Câu 12. Ở gà, protein globin được tổng hợp ở phôi giai đoạn 14 ngày nhưng không được tổng hợp ở tế bào bạch cầu. Người ta tiến hành các thí nghiệm (TN1, TN2, TN3, TN4) theo 4 bước như ở bảng 12. Bảng 12. Các bước thí nghiệm Mẫu thí nghiệm Tế bào phôi 14 ngày Tế bào bạch cầu Các thí nghiệm TN1 TN2 TN3 TN4 Bước 1: Tách nhân, loại bỏ màng nhân + + + + Bước 2: Xử lý với DNAase + - + - Bước 3: Tinh sạch DNA + + + + Bước 4: Cắt bằng enzyme giới hạn BamHI + + + + Chú thích: (+) Có thực hiện bước thí nghiệm, ( – ) không thực hiện bước thí nghiệm Kết quả cho thấy, TN1 không có các đoạn DNA có kích thước 4,6 kb (1kb = 1000 cặp nucleotide), còn các thí nghiệm TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA có kích thước 4,6 kb. Biết rằng đoạn DNA chứa gene mã hóa globin được cắt bằng enzyme giới hạn BamHI có kích thước 4,6 kb, enzyme DNAase chỉ phân hủy được DNA tại vị trí không liên kết với protein. Giải thích nào sau đây là đúng cho kết quả thí nghiệm trên? A. Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận đoạn DNA 4,6 kb đã bị phân hủy ở bạch cầu, còn ở phôi thì không bị phân hủy. B. Sau khi DNA đã loại bỏ protein được xử lí bằng BamHI, TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA 4,6 kb chứng tỏ BamHI cắt ở hai đầu của gene mã hóa globin. C. Gene mã hóa globin không biểu hiện ở tế bào phôi (TN1), do DNA ở dạng tháo xoắn vùng không liên kết với protein bị phân hủy bởi DNAase. D. TN3 có kết quả giống TN 4 do gene ở tế bào bạch cầu đang ở dạng tháo xoắn nên không bị phân hủy bởi DNAase.
Câu 13. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chi phối của ba gene A, B, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gene nếu có mặt cả ba gene trội cho kiểu hình hoa vàng, thiếu một trong ba gene hoặc cả ba gene đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây: - Phép lai 1: lai với cây có kiểu gene aabbDD (cây I) thu được đời con có 50% hoa vàng. - Phép lai 2: lai với cây có kiểu gene aaBBdd (cây II) thu được đời con có 25% hoa vàng. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng? A. Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gene quy định cây hoa vàng. B. Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gene quy định cây hoa trắng thuần chủng. C. Cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu loại kiểu gene. D. Cho cây I và cây II giao phấn ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở đời sau là 50%. Câu 14. Điều nào sau đây phân biệt giữa sự vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây? A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây thì không. B. Mạch gỗ chuyển đường từ nguồn đến nơi chứa, mạch rây thì không. C. Mạch rây chứa nước và chất khoáng, mạch gỗ chứa chất hữu cơ. D. Mạch gỗ vận chuyển theo hướng từ dưới lên trên, mạch rây thì ngược lại. Câu 15. Rạn san hô là hệ sinh thái biển có độ đa dạng cao và có vai trò quan trọng đối với đời sống của các sinh vật ven biển. “Tẩy trắng san hô” là hiện tượng khi tảo sống trong san hô bị loại bỏ, làm san hô bị mất màu và suy giảm khả năng sinh trưởng, đe dọa sự tồn tại của rạn san hô. Một nghiên cứu được tiến hành như sau: - Thu thập các mẫu san hô ở hai khu vực khác nhau gồm: vị trí hướng về phía Đông(sườn Đông) và vị trí hướng về phía Tây (sườn Tây) – nơi nhận nhiều ánh sáng hơn. - Nuôi san hô trong ba ngày ở hai mức nhiệt khác nhau là 27oC (bình thường) và 34oC (nhiệt độ cao). - Ghi nhận mật độ tảo trong san hô (số cá thể/m2 ). Kết quả được thể hiện ở sơ đồ bên dưới. Biết rằng, khu vực này có nhiệt độ trung bình 27°C, nhưng nhiều năm gần đây có tần suất các đợt nóng gia tăng và dữ liệu thể hiện giá trị trung bình với khoảng tin cậy 95%. Nhận định nào sau đây là đúng về thí nghiệm trên. A. Thí nghiệm nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến mật độ tảo sống trong san hô. B. Tảo sống ký sinh trong san hô, làm suy giảm khả năng sinh trưởng của san hô. C. Mức nhiệt độ cao trong thí nghiệm gây nguy hại nhiều hơn cho san hô ở sườn Tây. D. Nhiệt độ nước biển tăng gây nguy hại đến rạn san hô ở sường Đông cao hơn sường Tây. Câu 16. Đặc trưng nào dưới đây không phải của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính. B. Tỉ lệ các nhóm tuổi. C. Mật độ cá thể. D. Thành phần loài. Câu 17. Môi trường sống của loài sán lá gan ở trong ống tiêu hóa của loài trâu, bò, lợn,...là gì? A. Môi trường đất. B. Môi trường nước. C. Môi trường sinh vật. D. Môi trường trên cạn. Câu 18. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu loài thuộc sinh vật tiêu thụ? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một thí nghiệm được bố trí như sau:
Quan sát hiện tượng thay đổi màu sắc hoa ở hai bình sau 4 giờ. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về thí nghiệm trên? a) Thí nghiệm nhằm xác định vai trò của đai Casperian trong việc kiểm soát dòng vận chuyển các chất vào mạch gỗ của rễ. b) Sau 4 giờ thí nghiệm, hoa cúc trắng trong cả hai bình đều chuyển sang màu xanh. c) Nếu thay dung dịch xanh methylen loãng thành dung dịch màu thực phẩm loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi. d) Hiện tượng này được ứng dụng trong việc tạo ra các cành hoa có màu sắc khác nhau từ các cành hoa trắng ban đầu. Câu 2. Khi nói về quá trình nhân đôi DNA trong tế bào, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Quá trình tự nhân đôi DNA được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. b) Hệ thống enzyme tham gia gồm có enzyme tháo xoắn, enzyme DNA polymerase, enzyme ligase. c) Tại một chạc tái bản, hai sợi polynucleotide mới đều được tổng hợp một cách liên tục theo chiều 5’ → 3’. d) Nếu vi khuẩn E.coli đang phân chia mà thêm Thymine phóng xạ vào thì sau một lần phân chia có thể thấy cả hai mạch DNA chứa Thymine phóng xạ. Câu 3. Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản. Trong đó, con đực của loài Pundamilia pundamilia có lưng màu xanh nhạt, con đực của loài Pundamilia nyererei có lưng màu đỏ nhạt. Khi nuôi các con đực và cái của hai loài này trong hai bể cá, một bể chiếu ánh sáng bình thường và một bể không được chiếu ánh sáng; kết quả cho thấy trong bể chiếu ánh sáng bình thường, cá cái chỉ giao phối với cá đực cùng loài, còn trong bể không có ánh sáng xảy ra hiện tượng cá cái giao phối với cá đực của loài khác. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Thí nghiệm trên mô tả sự hình thành loài theo con đường cách li tập tính. b) Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cách li sinh sản của loài này có thể do tập tính giao phối khác nhau. c) Sự giao phối xảy ra giữa cá cái và cá đực khác màu chứng tỏ chúng thuộc cùng một loài. d) Nếu chiếu ánh sáng đơn sắc mà vẫn không có sự hình thành con lai hữu thụ thì có thể kết luận Pundamilia pundamilia và Pundamilia nyererei đã phân li thành hai loài.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.