PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 55 - Thi thử THPT 2025.docx

1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Hoàn thành chương trình cấp THPT. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 27,5%; Hiểu: 40%; Vận dụng: 32,5%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả ời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: MA TRẬN SỐ 3: ĐỀ PHÁT TRIỂN TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 Lớp Chương/Chuyên đề Phần I Phần II Phần III Biết (8 câu) Hiểu (6 câu) VD (4 câu) Biết (4ý) Hiểu (7 ý) VD (5 ý) Biết (0 ý) Hiểu (2 câu) VD (4 câu) 10 0,5đ (5%) Chương 1 Câu 5 Chương 5 Câu 5 11 1,5đ (15%) Chương 1 Câu 8 Câu 3a Câu 3b Câu 3c Câu 3d Chương 5 Câu 9 Chương 6 Câu 13 12 8đ (80%) Chương 1 Câu 10 Câu 14 Câu 4a Câu 4b Câu 4d Câu 4c Chương 2 Câu 12 Câu 4 Câu 2 Chương 3 Câu 15 Câu 11 Câu 16 Câu 4 Chương 4 Câu 3 Câu 7 Câu 1c Câu 1a Câu 1d Câu 1b Chương 5 Câu 17 Câu 18 Câu 1 Chương 6 Câu 1 Câu 2a Câu 2b Câu 2c Câu 2d
Chương 7 Câu 2 Câu 3 Chương 8 Câu 6 Câu 6 Biết chiếm 27,5% ; Hiểu chiếm 40% ; Vận Dụng chiếm 32,5% Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
2. MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. (ghi chú: phải chỉ rõ mức độ biết, hiểu, vận dụng ở đầu mỗi câu) Câu 1: (biết) Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ trong tự nhiên xảy ra theo phản ứng sau: CO 2 (aq) + H 2 O(l) + CaCO 3 (s) ⇌ Ca(HCO 3 ) 2 (aq). A. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện. B. Nước có chứa CO 2  chảy qua đá vôi, bào mòn đá tạo thành Ca(HCO 3 ) 2  (phản ứng thuận) góp phần hình thành các hang động. C. Hợp chất Ca(HCO 3 ) 2  trong nước bị phân huỷ tạo ra CO 2  và CaCO 3  (phản ứng thuận), hình thành các thạch nhũ, măng đá, cột đá. D. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu. Câu 2: (biết) Chất nào sau đây là ester? A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. HOCH 2 CH 2 COOH. C. CH 3 CH 2 CHO. D. CH 3 CH 2 COONH 4 . Câu 3: (biết) Ethylamine là tiền chất của nhiều loại thuốc diệt cỏ ngoài ra nó còn được sử dụng như một chất gây ảo giác và thuốc an thần giải trí. Công thức cấu tạo thu gọn của ethylamine là A. CH 3 NHCH 3 . B. (CH 3 ) 3 N. C. CH 3 CH 2 NH 2 . D. CH 3 NH 2 . Câu 4: (biết) Thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của nước mắm (được sản xuất từ cá) và nước tương (được sản xuất từ đậu nành) là các amino acid tạo thành từ sự thuỷ phân hoàn toàn của protein có trong cá hoặc đậu nành. Thông thường để đánh giá độ nước mắm, nước tương người ta dùng độ đạm. Độ đạm là tổng khối lượng của nguyên tố nào trong một lít dung dịch? A. Selenium. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Nitrogen. Câu 5: (biết) Pin điện hóa là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị như đèn pin, điện thoại, laptop, xe điện,…Nguyên lý hoạt động là chuyển đổi hóa năng thành điện năng thông qua phản ứng oxi hóa – khử. Do vậy, giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử nào được quy ước bằng 0 V? A. Ag + /Ag. B. Zn 2+ /Zn. C. Cu 2+ /Cu . D. 2H + /H 2 . Câu 6: (biết) Trong công nghiệp, việc tinh chế đồng từ đồng thô hoặc đồng phế liệu được thực hiện bằng phương pháp điện phân. Bình điện phân tinh chế đồng chứa dung dịch muối CuSO 4 trong dung dịch H 2 SO 4 , với anode làm bằng đồng thô và cathode là A. platinum. B. thép. C. đồng tinh khiết. D. graphite. Câu 7: (biết) Các kim loại nhóm IA (nhóm kim loại kiềm) và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng như: sản xuất pin lithium trong xe điện, laptop, điện thoại, nước Javel, phân kali, … Nhận xét nào sau đây đúng? A. Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động hóa học, có tính oxi hóa mạnh và tính khử tăng dần từ Li đến Cs. B. Các kim loại nhóm IA được bảo quản trong dầu hỏa, trong chân không hoặc trong khí hiếm. C. Các hợp chất của kim loại kiềm thường ít tan trong nước và tạo thành dung dịch chất điện li yếu. D. Các kim loại nhóm kiềm có tính oxi hóa rất mạnh. Câu 8: (biết) Kim loại được mạ lên iron để bảo vệ iron và được dùng để chế tạo thép không gỉ như dùng làm thìa, dao, dụng cụ y tế, xây dựng và công nghiệp như cầu thang, cửa tủ, bàn ghế... là nguyên tố nào sau đây? A. Chlorine. B. Calcium. C. Titanium. D. Chromium. Câu 9: (hiểu) Số khối của một nguyên tử X gấp hai lần số hiệu nguyên tử của nó. X có 5 electron ở phân lớp 2p. Số neutron của X bằng với số neutron của nguyên tử nào sau đây? A. . B. . C. . D. . Câu 10: (hiểu) Khi đun bằng lâu ngày sẽ hiện tượng có mảng bám trắng vào ấm đun, để trong bình có lớp màng trắng mờ bám vào, ở dưới hay có cặn, nguyên nhân đó chính là do nước bị cứng đã tạo ra lớp cặn đó. Để làm tan bớt lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước, người dùng dùng dung dịch A. muối ăn. B. đường. C. nước rửa bát. D. giấm ăn. Câu 11: (hiểu) Trong công nghiệp, người ta chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn nhằm thuận tiện việc vận chuyển hàng hóa như chuyển hóa dầu thực vật thành bơ thực vật, phản ứng được sử dụng cho quá trình trên là?
A. Phản ứng ester hóa. B. Phản ứng oxi hóa – khử. C. Phản ứng hydrogen hóa. D. Phản ứng xà phòng hóa. Câu 12: (hiểu) Tinh bột là nguồn lương thực chính của con người và một số động vật, đồng thời cũng được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Nhận định nào sau đây không đúng với tính chất của tinh bột? A. Dung dịch hồ tinh bột tạo với iodine hợp chất màu xanh tím. B. Tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid cho sản phẩm cuối cùng là glucose. C. Tinh bột có khả năng phản ứng với thuốc thử Tollens. D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột bởi enzyme amylase cho sản phẩm là glucose. Câu 13: (hiểu) Cho các polymer: tinh bột; tơ tằm; capron; polyethylene; cao su buna; polypropylene; nylon- 6,6; cellulose. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu polymer tổng hợp? A. 1 B. 2 C. 5 D. 4. Câu 14: (hiểu) Một kim loại M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s 1 . Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. ô 19, chu kì 4, nhóm IA. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IB. C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB. Câu 15: (vận dụng) Picric acid được dùng giống như một chất rất nhạy trong nước ngâm của công nghiệp nhiếp ảnh. Nó là thành phần quan trọng trong các sản phẩm như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, và thuốc nhuộm. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 7,5 kg phenol phản ứng với hỗn hợp HNO 3 đặc và H 2 SO 4 đặc, dư. Số kilôgam picric acid thu được là bao nhiêu, biết hiệu suất phản ứng là 70%. A. 11,88. B. 14,12. C. 12,78. D. 10,62. Câu 16: (vận dụng) Trong y học, dung dịch glucose 5% (G-5) là dịch truyền tĩnh mạch cho những trường hợp bệnh nhân thiếu nước và năng lượng theo chỉ định của bác sĩ. Một chai chứa 600 gam dịch truyền G-5 cung cấp được tối đa m kJ năng lượng. Giá trị của m là (Biết 1 g glucose có thể cung cấp 10 kJ năng lượng.) A. 500. B. 300. C. 400. D. 200. Câu 17: (vận dụng) Cho 6,57 gam alkylamine X (đơn chức) phản ứng với dung dịch FeCl 3 dư, thu được 3,21 gam kết tủa. Số nguyên tử hydrogen có trong một phân tử X là A. 7. B. 5. C. 9. D. 11. Câu 18: (vận dụng) Polymer X được dùng để sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm trong công nghệ chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Phân tích thành phần nguyên tố của monomer dùng để điều chế X thu được kết quả: %C =85,71%; %H= 14,29% (về khối lượng). Từ phổ khối lượng, xác định được phân tử khối của monomer bằng 42. Tên của polymer X là A. polymethylene. B. polyethylene. C. polybuta-1,3-diene. D. polypropylene. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. (ghi chú: phải chỉ rõ mức độ biết, hiểu, vận dụng ở đầu mỗi ý trong mỗi câu) Câu 1: Trong bình có dung tích không đổi 1 Lít, ban đầu nạp vào bình hỗn hợp gồm 0,9 mol chất A và 0,6 mol chất B. Giả thiết nhiệt độ ổn định ở 760°C, xảy ra phản ứng hoàn toàn theo phương trình: ()()()()aAgbBgcCgdDg (a, b, c, d là các hệ số nguyên, tỉ lệ với lượng phản ứng, theo định luật tác dụng khối lượng). Sau 6 phút, phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng. Sự phụ thuộc nồng độ mol/L của các chất trong bình phản ứng vào thời gian (phút) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.