PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text b40_ditruyenhocnguoi_sinh 9_cd.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 40: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Kể tên được một số hội chứng, bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền. - Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm hôn nhân gần huyết thống. - Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương. - Tìm hiểu được độ tuổi kết hôn ở địa phương. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến di truyền học với con người. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về di truyền học với con người. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về di truyền học với con người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến di truyền học với con người. Năng lực riêng: - Nhận thức sinh học:
1 o Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người, khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. o Kể tên được một số hội chứng và bệnh di truyền ở người: Down, Turner, câm điếc bẩm sinh, bạch tạng. o Dựa vào hình ảnh, kể tên được một số tật di truyền ở người (hở khe môi, hàm; dính ngón tay). o Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền như các chất phóng xạ, hoá chất do công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. - Tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu được một số bệnh di truyền và tuổi kết hôn ở địa phương. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân, ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. Trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến di truyền học với con người. - Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh và các hình ảnh, video liên quan đến bài học. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. - Sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh, video, tài liệu,... liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1 a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 192. c. Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 192.. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh về sự di truyền bạch tạng ở người: - GV yêu cầu cá nhân HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ SGK tr.192: Thalassemia là bệnh thiếu máu tan huyết bẩm sinh. Khi bố mẹ bình thường mang allele bệnh (kiểu gene dị hợp tử về tính trạng bệnh) thì tỉ lệ sinh con ra có khả năng mắc bệnh khoảng 25%, con bình thường mang allele bệnh khoảng 50%. Trên cơ sở di truyền học bệnh Thalassemia, giải thích ý nghĩa của việc tư vấn di truyền trước hôn nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức. kĩ năng để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 40: Di truyền học người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số tính trạng ở người a. Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người.
1 b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc nội dung sgk và thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Ví dụ về một số tính trạng ở người. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm di truyền liên kết. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sgk, quan sát hình 40.1 và trả lời câu hỏi khám phá kiến thức số 1: Dựa vào hình 40.1, mô tả một số tính trạng của bản thân và những người xung quanh. Hình 40.1. Một số tính trạng ở người - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi luyện tập số 1: I. Một số tính trạng ở người - Tính trạng do 1 gene quy định: lúm đồng tiền ở má, hình dạng cằm, hình dạng dái tai, hình dạng ngón tay út,… - Tính trạng do nhiều gene quy định: màu mắt, màu da, chiều cao, …

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.