Nội dung text bài 1 KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG.pdf
1 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG SINH GIỚI - Năng lượng cung cấp cho sinh giới có từ 2 nguồn: + Năng lượng ánh sáng + Năng lượng hóa học - Năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng chủ yếu - Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: + Sinh vật tự dưỡng: Quang tự dưỡng là phương thức sinh vật sử dụng chất vô cơ, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể và tích lũy năng lượng. Hóa tự dưỡng là phương thức sinh vật sử dụng nguồn carbon và nguồn năng lượng từ chất vô cơ như H2S, NO2 - , NH4 + để tổng hợp nên các chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới: Cung cấp O2, đảm bảo cho hoạt động sống của hầu hết sinh vật. Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. Điều hòa khí hậu: tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. + Sinh vật dị dưỡng: Dị dưỡng là phương thức sinh vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật dị dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa các chất để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống. Sinh vật dị dưỡng chia thành 2 loại: Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải - Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm 3 giai đoạn + Tổng hợp + Phân giải + Huy động năng lượng BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG PHẦN 4 SINH HỌC CƠ THỂ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT Chủ đề 1 I TÓM TẮT LÍ THUYẾT
2 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT, CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở CẤP TẾ BÀO VÀ CẤP CƠ THỂ - Ở sinh vật đơn bào, quá trình tro đổi chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn ra ở cấp tế bào (giữa tế bào với môi trường và trong tế bào) - Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cả cấp cơ thể và cấp tế bào thông qua ba giai đoạn: + Giữa mội trường ngoài và cơ thể + Giữa môi trường trong cơ thể và tế bào + Trong từng tế bào - Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật: + Thu nhận các chất từ môi trường: Các chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường được thu nhận nhờ các cơ quan chuyên biệt + Vận chuyển các chất: Các chất dinh dưỡng đã thu nhận được vận chuyển đến từng tế bào thông qua hệ thống mạch dẫn ở thực vật và hệ tuần hoàn ở động vật + Biến đổi các chất: Các chất dinh dưỡng qua hấp thụ có thể được sử dụng trực tiếp hoặc biến đổi thành các chất khác trước khi sử dụng + Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng: Tế bào sử dụng các nguyên liệu thu nhận được để tổng hợp các chất hữu cơ tham gia kiến tạo cơ thể và dự trữ năng lượng cho tế bào, cơ thể II
3 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC + Phân giải các chất và giải phóng năng lượng: Tế bào phân giải các chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể + Đào thải các chất ra môi trường: Các chất không được tế bào và cơ thể sử dụng sẽ được đào thải ra ngoài môi trường qua các cơ quan như lá (thực vật), hệ bài tiết (động vật) + Điều hòa: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được điều hòa dựa trên nhu cầu của cơ thể thông qua hormone hoặc hệ thần kinh VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI SINH VẬT - Sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể, hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống như vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. - Chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường. Các chất này nếu ứ đọng trong cơ thể sẽ gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong. III
4 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống nhờ có quá trình nào sau đây? A. chuyển hóa năng lượng và sinh sản. B. Chuyển hóa năng lượng và cảm ứng C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. D. Trao đổi chất và cảm ứng. Câu 2. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với môi trường, khi quá trình này dừng lại thì: A. Sinh vật sẽ sinh trưởng B. Sinh vật sẽ phát triển C. Sinh vật sẽ chết D. Sinh vật sẽ vận động và sinh sản Câu 3. Nguồn năng lượng khởi đầu của sự sống trên Trái Đất là: A. Năng lượng ánh sáng mặt trời B. Hóa năng C. Điện năng D. Năng lượng phóng xạ Câu 4. Sinh vật tự dưỡng là sinh vật có khả năng A. tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. B. phân giải xác sinh vật khác để lấy chất hữu cơ. C. tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất hữu cơ có sẵn. D. tự tổng hợp các chất vô cơ từ các chất vô cơ có sẵn. Câu 5. Sinh vật dị dưỡng là sinh vật A. tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng hấp thụ từ ánh sáng mặt trời B. tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng từ việc phân giải các chất hóa học. C. lấy chất hữu cơ trực tiếp từ các sinh vật khác hoàn toàn nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. D. lấy chất hữu cơ trực tiếp từ các sinh vật tự dưỡng hoặc từ các sinh vật dị dưỡng khác. Câu 6. Sinh vật tự dưỡng trên cạn điển hình là A. nấm B. thực vật. C. động vật. D. tảo. Câu 7. Sinh vật tự dưỡng gồm: A. Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng B. Nhiệt tự dưỡng và ánh sáng tự dưỡng C. Tiêu thụ và phân giải D. Ánh sáng tự dưỡng và quang tự dưỡng Câu 8. Trong các sinh vật sau, sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? A. Bò B. Gà C. Vi khuẩn lam D. Hổ Câu 9. Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật dị dưỡng? A. Nấm men, trùng roi xanh, dế mèn B. Nấm hương, tảo nâu, giun đất C. Nấm mốc, vi khuẩn lam, cây bắt mồi D. Nấm rơm, vi khuẩn H.pylori, san hô Câu 10. Dựa vào nhu cầu năng lượng, sinh vật tự dưỡng được chia thành 2 nhóm là: A. sinh vật tổng hợp và sinh vật phân giải B. sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I