PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3052. Lê Quý Đôn - Hải Phòng (giải).pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ LÊ QUÝ ĐÔN – HẢI PHÒNG 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Sạc điện không dây đang là một xu hướng công nghệ trong cuộc sống hiện đại. Sự ra đời của nó nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người dùng nhờ các ưu điểm nổi bật. Cấu tạo chính của một bộ sạc không dây bao gồm: 1. Đế sạc (Transmitter) gồm: + Cuộn dây phát: tạo ra từ trường biến thiên khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua. + Mạch điều khiển: đảm bảo tần số dòng điện chạy qua cuộn dây phát có giá trị thích hợp. 2. Thiết bị nhận (Receiver) gồm: + Cuộn dây thu: nằm trong thiết bị cần sạc (điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh.), có tác dụng tạo ra suất điện động cảm ứng khi có sự biến thiên của từ trường qua nó. + Mạch chỉnh lưu: chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để sạc điện cho thiết bị. Giả sử, cuộn dây thu nằm trong một thiết bị thông minh có 50 vòng và diện tích mỗi vòng là 2 cm2 . Khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây phát, xét trong khoảng thời gian 10−3 s, cảm ứng từ của từ trường qua phần diện tích được giới hạn bởi cuộn dây thu giảm từ 0,08 T xuống đến 0. Độ lớn suất điện động trung bình xuất hiện trong cuộn dây thu gần nhất với giá trị A. 8 V. B. 1,6 V. C. 16 V. D. 0,8 V. Câu 2: Một học sinh khi ngồi trên xe ô tô và quan sát màn hình hiển thị kết nối với thiết bị cảm biến áp suất lốp thì thấy hiện tượng như sau: + Khi xe chưa di chuyển thì số chỉ áp suất lốp của một bánh xe là 230 kPa. + Sau khi xe đã di chuyển được một khoảng thời gian đủ dài, số chỉ áp suất lốp của bánh xe đó là 250 kPa. Nguyên nhân chính của hiện tượng tăng áp suất trên là do A. khi chuyển động, áp lực của xe lên mặt phẳng đường tăng nên áp suất khí trong lốp xe tăng. B. mặt đường không phẳng hoàn toàn nên phản lực của mặt đường tăng làm áp suất tăng. C. ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm nhiệt độ của khí trong lốp xe tăng nên áp suất tăng. D. động cơ ô tô tỏa nhiệt khi hoạt động, làm nhiệt độ của khí trong lốp xe tăng nên áp suất tăng. Câu 3: Có m(kg) chất rắn đang ở nhiệt độ nóng chảy, người ta cung cấp nhiệt lượng Q(J) vừa đủ để làm nó nóng chảy hoàn toàn. Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn đó được xác định theo công thức A. λ = m Q . B. λ = m2 Q . C. λ = Q m . D. λ = Q m2 . Câu 4: Một vòng dây dẫn hình tròn có bán kính 5 cm được đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,5 T. Cho biết góc tạo bởi các đường sức từ với mặt phẳng chứa vòng dây là 30∘ . Độ lớn của từ thông qua phần diện tích được giới hạn bởi vòng dây xấp xỉ bằng A. 340. 10−5 Wb. B. 34,0 Wb. C. 196.10−5 Wb. D. 19,6 Wb. Câu 5: Để thuận tiện cho việc rút thuốc từ lọ thuốc kín, y tá thường sử dụng ống tiêm để bơm một lượng nhỏ không khí vào lọ thuốc như hình bên. Xét một lọ thuốc có dung tích 0,9ml và chứa 0,5ml dung dịch thuốc, áp suất của phần không khí trong lọ là 105 Pa. Người y tá sử dụng ống tiêm để bơm từ từ một lượng không khí có thể tích 0,12 cm3 và áp suất ban đầu 105 Pa vào lọ thuốc. Biết nhiệt độ bên trong và bên ngoài lọ thuốc bằng nhau và không thay đổi. Áp suất của không khí trong lọ thuốc sau khi bơm hết là bao nhiêu? (coi không khí được đề cập trong bài là khí lý tưởng). A. 3,5. 105 Pa. B. 7, 7.105 Pa. C. 5, 7.104 Pa. D. 1, 3.105 Pa.


Câu 4: Một đoạn dây dẫn thẳng EF, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài 10 cm, khối lượng 10 g được treo trên giá đỡ nằm ngang bằng hai lò xo nhẹ, không dẫn điện, giống nhau và có độ cứng 50 N/m như hình bên. Toàn bộ cơ hệ trên được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,5 T, với các đường sức từ nằm ngang, vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng chứa đoạn dây dẫn và trục của các lò xo. Lấy g = 10 m/s 2 . a) Khi cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn sẽ xuất hiện lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. b) Nếu cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn theo chiều từ E đến F thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn sẽ có phương thẳng đứng, hướng lên trên. c) Nếu cho dòng điện có cường độ 2 A chạy qua đoạn dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn là 1,5 N. d) Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng, cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn có chiều từ F đến E và có cường độ tăng tức thời đến giá trị ổn định 5 A. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản; coi lực tác dụng của dây cấp điện cho đoạn dây EF là không đáng kể. Hợp lực nén cực đại tác dụng lên giá đỡ là 0,4 N. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Xét 0,5 mol khí heli được chứa trong một bình kín có thể tích 5 lít. Cho biết khối lượng mol của heli 4 g/mol. Điều chỉnh nhiệt độ của lượng khí để trung bình các bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử khí là 3.104 (m2 /s 2 ). Áp suất của khí heli trong bình khi đó là x. 104 Pa. Tính giá trị của x. Câu 2: Hai thanh ray MN, PQ dẫn điện, được đặt cố định theo phương thẳng đứng, hai đầu trên M, Q được nối với nhau qua điện trở R = 0,5Ω. Một thanh kim loại CD dài 14 cm, khối lượng m = 2 g, điện trở r = 0,5Ω luôn tiếp x úc với hai thanh ray theo phương vuông góc. Toàn bộ hệ thống được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,2 T, hướng vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh ray như hình bên. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Coi các thanh ray đủ dài, bỏ qua điện trở các thanh ray và dây nối. Tại thời điểm ban đầu, thả nhẹ thanh CD để nó trượt dọc theo các thanh ray. Khi độ lớn gia tốc thanh CD đạt cực tiểu thì tốc độ của thanh CD có giá trị là bao nhiêu mét/giây (m/s)? Câu 3: Khi truyền nhiệt lượng 100 J cho một lượng khí chứa trong một xilanh kín, khối khí thực hiện công 20 J đẩy pittông dịch chuyển. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí theo đơn vị Jun (J). Câu 4: Hai anh em nhà Montgolfier (Pháp) được ghi nhận là những người đầu tiên đã phát minh ra khinh khí cầu dùng không khí nóng. Ngày 04/06/1783 - ngày thử nghiệ m đầu tiên, cặp anh em nhà Montgolfier đã sử dụng một quả cầu lớn bằng giấy được dán vào một bộ khung (có lỗ hở phía dưới). Họ đã trực tiếp "nhồi khói điện" - không khí được đốt nóng bằng rơm và len. Quả cầu khổng lồ từ từ tự bay lên trước ánh mắt kinh ngạc của rất đông người tham dự. Cuộc thử nghiệm thành công ghi dấu sự ra đời của phương tiện "biết bay" đầu tiên của nhân loại. Tóm lược từ nguồn: https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/Lich-su-phuong-tien-biet- bay-dau-tien-cua-nhan-loai Giả sử, bạn đang chế tạo một khinh khí cầu nhỏ, có lỗ hở phía dưới và thể tích không đổi 1,1 m3 . Vỏ khí cầu rất mỏng, khối lượng 0,187 kg (gồm khối lượng vỏ và bộ phận đốt nóng). Môi trường không khí xung quanh khí cẩu có nhiệt độ 293 K và khối lượng riêng 1,2 kg/m3 . Bạn cần đốt nóng không khí trong khí cầu đến giá trị nhiệt độ là bao nhiêu Kelvin (K) để khí cầu có thể lơ lửng trong không khí? (Kết quả được làm tròn đến phần nguyên)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.