PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. CHỨC NĂNG VĂN HỌC.docx

CHUYÊN ĐỀ: CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC Mỗi loại hình nghệ thuật đều có chức năng giá trị riêng, góp phần tạo nên tính đặc thù của loại hình nghệ thuật đó. Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, từ điểm mấu chốt này mà văn học có chức năng giá trị riêng biệt so với các loại hình nghệ thuật khác. Nói đến chức năng giá trị của văn học nghĩa là nói đến mục đích của sáng tạo văn học, đến vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống. Về vấn đề này, lý luận văn học trước đây thường xác định văn học có ba chức năng cơ bản, đó là chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, và chức năng thẩm mĩ. Ngày nay, chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá lại vấn đề này. Tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mỹ độc đáo bởi xuất phát từ sự phong phú của bản thân hiện thực, từ tính đặc thù của sự phản ánh nghệ thuật, hình tượng văn học nghệ thuật thường là một hiện tượng thẩm mỹ đa nghĩa. Do tính đa nghĩa ấy, sự tác động của văn học đối với người thưởng thức tác phẩm đặt trong đời sống và ý thức xã hội cũng bộc lộ trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy, sẽ chính xác hơn khi chúng ta nói rằng văn học với sức mạnh riêng của nó có đa chức năng. Dưới đây tác giả chuyên đề này sẽ luận bàn về năm chức năng không thể không nói đến của văn học. 1. Chức năng giao tiếp - Giao tiếp theo nghĩa thông thường là hình thức truyền – nhận thông tin, trao đổi, giao lưu tư tưởng, tình cảm giữa người với người. Trong văn học, chức năng giao tiếp là khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu, truyền thụ và tiếp nhận nội dung thẩm mĩ giữa nhà văn với hiện thực đời sống, giữa nhà văn với người đọc, giữa người đọc với người đọc, thông qua phương tiện ngôn ngữ. - Cơ sở của chức năng giao tiếp ? + Văn học lấy ngôn ngữ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật, phản ánh đời sống, mà ngôn ngữ cũng là phương tiện của giao tiếp. + Sáng tác văn học là một hình thức để nhà văn giao tiếp với người đọc, tác phẩm văn học là nơi nhà văn ký thác tâm sự của mình, mong muốn nhận được sẻ chia, thấu hiểu, đồng điệu của người đọc.

tình cảm, nhận thức và khát vọng của mình qua ký hiệu ngôn ngữ; người đọc giải mã ký hiệu để chiếm lĩnh nội dung phía sau mã ký hiệu ngôn ngữ ấy. Khi những điều nhà văn ký thác trùng hợp với kết quả giải mã của người đọc thì sẽ tạo ra sự tri âm giữa nhà văn và người đọc. Cũng xảy ra trường hợp người đọc không thể giãi mã hết những gì nhà văn muốn nói, và cũng có thể người đọc với sự chủ động sáng tạo của mình có thể nhận được nhiều hơn những điều nhà văn gửi gắp trong tác phẩm. Ngoài ra, rất phổ biến trường hợp nhiều người đọc gặp nhau trong quá trình tiếp nhận văn bản tác phẩm, khi đó hoạt động giao tiếp này khiến người đọc với người đọc xích lại gần nhau hơn. + Giao tiếp trong văn học không phải là hình thức giao tiếp trực tiếp gắn với không gian và thời gian nhất định, mà đây là hình thức giao tiếp gián tiếp qua phương tiện là tác phẩm nghệ thuật, cụ thể hơn là qua thế giới hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong văn học lại là thứ tinh chất đa thanh, đa giọng, đa nghĩa, theo đó nội dung truyền – nhận trong hình thức giao tiếp này không thể định lượng một cách chính xác, mà có thể biến động theo thời gian, gắn với quy luật tiếp nhận văn học. 2. Chức năng giải trí - Chức năng giải trí của văn học thực chất là chức năng cuốn hút con người vào “trò diễn ngôn từ”, mang lại cho họ niềm vui, sự khoái trí, góp phần xua tan nỗi mệt nhọc và có những phút giây sảng khoái, thanh thản trong cuộc sống. Nhờ đó, con người lấy lại được sự cân bằng về tâm sinh lý, duy trì được một sức khỏe tinh thần cần thiết để tiếp tục tồn tại, lao động và sáng tạo. Với ý nghĩa như vậy, chức năng giải trí thực sự cần thiết, nếu không muốn nói là quan trọng mà văn học mang lại cho chủ thể sáng tạo lẫn cộng đồng tiếp nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giải trí bằng văn học không phải là sự tiêu phí thời gian vào những chuyện vô bổ, tầm thường, mà là sự hưởng thụ thẩm mĩ cao đẹp của tâm hồn. - Lâu nay, các công trình lí luận, các giáo trình và sách giáo khoa bộ môn văn học ở ta thường không đề cao chức năng giải trí của văn học. Đâu đó một số công trình, bài viết nhỏ lẻ có đề cập đến nhưng chưa có sự lí giải thấu đáo, và cũng chưa thừa nhận vai trò bình đẳng của chức năng giải trí so với các chức năng khác của văn học như nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Điều này có thể lí giải được từ cơ sở lịch sử xã hội, đặc điểm tư duy và văn hóa của người Việt; cụ thể là, ở thời trung đại, dưới sự ảnh
hưởng của ý thức hệ phong kiến, lực lượng sáng tác chủ yếu là nhà nho, tăng lữ. Họ quan niệm “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”. Nghĩa là văn chương chỉ để tỏ chí tỏ lòng của các bậc hiền nhân quân tử, các bậc nho gia. Từ vị trí của người sáng tác thuộc tầng lớp trên của xã hội, văn chương còn được dùng để giáo huấn đạo lí cho muôn dân trăm họ. Quan niệm ấy khiến cái nhìn về hoạt động sáng tạo và thưởng thức văn chương trở nên phiến diện, theo đó chức năng giải trí hoàn toàn vắng bóng trong bảng hệ thống các chức năng của văn học. Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc giao tranh giữa hai thời kỳ lịch sử, hai hệ ý thức, hai nguồn văn hóa, văn học chỉ tập trung phản ánh bức tranh hiện thực xã hội, nêu cao ước mơ khát vọng giải phóng của con người. Tinh thần dân chủ trong tiếp nhận văn học chưa trở thành thói quen đối với người đọc, nhu cầu giải trí chưa thật sự được đông đảo người đọc quan tâm. Sang thời đại mới, đất nước bước vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu văn học phải là thứ vũ khí phục vụ chiến tranh, cổ vũ chiến đấu, “văn học nghệ thuật là một mặt trận, mà anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Yêu cầu ấy dẫn đến các chức năng nhận thức, giáo dục được đề cao, chức năng giải trí chưa dành được vị thế quan trọng; ngay cả chức năng thẩm mĩ cũng lép vế trước các chức năng nhận thức và giáo dục. - Phải khẳng định rằng giải trí là một trong những thuộc tính của các loại hình nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Điều này có cơ sở cả về lí luận và thực tiễn văn học. + Từ trong bản chất, văn học là một bộ môn nghệ thuật, mà đã là “nghệ thuật” thì hiển nhiên phải có tính hấp dẫn, lôi cuốn, khiến người ta say mê, thích thú, giúp người ta quên đi nỗi buồn để trở nên vui tươi, sảng khoái hơn. Một phần sức mạnh của văn học được tạo ra từ tính vui tươi, sinh động và hấp dẫn ấy. Vậy thì, trước khi thực hiện chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, văn học đã mang trong mình nó chức năng giải trí. Thậm chí chức năng giải trí là chức năng giữ vai trò nền tảng để từ đó văn học thực hiện các chức năng khác. + Ở bình diện khác, giải trí là hình thức hoạt động hưởng thụ thẩm mĩ cao đẹp trên tinh thần tự do, tự nguyện, nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn con người. Là một hình thái ý thức xã hội, văn học tất yếu phải phản ánh hoạt động này, phải đáp ứng nhu cầu này của người đọc.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.