Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC (File HS).pdf
Câu 7. [CTST - SGK] Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: (a) Gas cháy tỏa nhiều nhiệt (b) Phản ứng phân hủy đường tạo thành than và hơi nước (c) Kẽm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo bọt khí (d) Chất kết tủa tạo thành sau phản ứng Câu 8. Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng. (a) Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến cháy trong không khí (tác dụng với oxygen) tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước. (b) Bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid thấy sủi bọt khí ở vỏ. Biết rằng hydrochloric acid đã tác dụng với calcium carbonate (chất có trong vỏ trứng) tạo ra calcium chloride, nước và khí carbon dioxide. (c) Khi đốt than, than cháy trong không khí (tác dụng với oxygen) tạo ra khí carbon dioxide. (d) Nước vôi (calcium hydroxide) được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn (chất rắn là calcium carbonate). Biết rằng khí carbon dioxide đã tham gia phản ứng và sản phẩm còn có nước. Câu 9. Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau: (a) Ngọn nến đang cháy. (b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước. (c) Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. (d) Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Câu 10. (a) Vì sao người ta sử dụng xăng, dầu, than làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất? (b) Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 11. [CTST - SGK] Trong đời sống có nhiều hiện tượng về biến đổi hóa học và biến đổi vật lí, hãy kể ba ví dụ cho mỗi biến đổi này. Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hóa học và biến đổi vật lí là gì? Câu 12. [CTST - SGK] Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản giữa phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. Câu 13. [CD - SGK] Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt? (a) Phân hủy đường tạo thành than và nước. (b) Cồn cháy trong không khí.