Nội dung text BAI 39 DA VA DIEU HOA THAN NHIET O NGUOI.pdf
Sở GD&ĐT:.................................................... Trường:.......................................................... Giáo viên:........................................................ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết: - Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da. - Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da an toàn; vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc, trang điểm an toàn cho da. - Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học, các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu dân cư. 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực Khoa học tự nhiên: - Hiểu và thực hiện được các nội dung bài học theo kiến thức sách giáo khoa.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải được các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Khoa học tự nhiên. - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu, bản mềm powerpoint. - Giấy khổ lớn hoặc bảng để học sinh hoạt động nhóm. - Dụng cụ tiến hành các thí nghiệm. - Phiếu học tập trò chơi PHIẾU HỌC TẬP BÀN TRÒN TRI THỨC Quan sát hình 39.1. Cấu tạo của da và nghiên cứu thông tin SGK mục I.1 trang 160 - 161, thực hiện các nhiệm vụ dưới đây: Câu 1: Lựa chọn thông tin phù hợp để hoàn thành bảng sau: Các lớp cấu tạo của da Một số bộ phận có trong lớp cấu tạo da Chức năng của mỗi lớp cấu tạo da
PHIẾU HỌC TẬP NHÀ BÁC HỌC TÀI BA Câu 1: Quan sát hình 39.2. Biểu hiện một số bệnh về da và nghiên cứu thông tin SGK mục I.2 trang 161, thực hiện các nhiệm vụ dưới đây: STT Bệnh ngoài da Biểu hiện Nguyên nhân Cách phòng chống 1 Lang ben 2 Hắc lào 3 Mụn nhọt 2. Học sinh: - Sách giáo khoa KHTN8- KNTT. - Vở ghi bài. - Tìm hiểu trước về nội dung bài học. A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động 1: Trò chơi “BỨC TRANH BÍ MẬT” a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Ôn lại bài học cũ, dẫn dắt giới thiệu vấn đề b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi BỨC TRANH BÍ MẬT
Mỗi đội lần lượt chọn 1 mảnh ghép bất kì, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi ôn tập bài cũ. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, mảnh ghép sẽ mở ra để lộ một phần của bức tranh bí mật. c) Sản phẩm: Câu 1: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây ? A. Gan B. Tim C. Thận D. Phổi Câu 2. Kích tố nang trứng có tên viết tắt là gì ? A. LH B. FSH C. ICSH D. OT Câu 3: Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hoocmôn nào ? A. GH B. FSH C. LH D. TSH Câu 4: Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?