PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text dap an Bài 54. Đề luyện 16.pdf

VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Câu 81. Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở các cây sống dưới tán rừng, nước chủ yếu được thoát qua cutin (bề mặt lá). B. Dòng mạch gỗ vận chuyển dòng nước từ rễ lên thân, lên lá. C. Nếu lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây sẽ bị héo. D. Nếu áp suất thẩm thấu ở trong đất cao hơn áp suất thẩm thấu trong rễ thì nước sẽ thẩm thấu vào rễ. Câu 81: Đáp án B. A sai. Vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng B đúng. Vì dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây C sai. Vì héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại D sai. Vì cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất. Câu 82: Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẫm? A. Hổ. B. Rắn. C. Cá chép. D. Ếch. Câu 82: Đáp án C. Cá chép là loài có tim 2 ngăn, tuần hoàn đơn. Cho nên máu rời khỏi tâm thất luôn là đỏ thẩm. Ở cá chép; tâm thất bơm máu len động mạch mang, sau đó đến mao mạch mang để thực hiện trao đổi khí làm cho máu đỏ thẩm thành máu đỏ tươi. Câu 83: Khi nói về di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu ADN trong nhân bị đột biến sẽ luôn di truyền cho đời con. B. Tất cả các tế bào đều có ADN ti thể và lục lạp. C. ADN luôn có các prôtêin histon liên kết để bảo vệ. D. Quá trình tái bản ADN chủ yếu xảy ra trong nhân. Câu 83: Đáp án D. A sai. Vì đột biến chỉ được di truyền cho đời con nếu đột biến đó đi vào giao tử, giao tử đó tham gia thụ tinh tạo ra hợp tử và hợp tử đó phát triển thành cơ thể. B sai vì ở tế bào động vật không có ADN lục lạp. C sai. Vì ADN tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) không cấu thành nên NST nên không có protein histôn. D đúng. Vì tế bào có 2 hệ thống di truyền, đó là hệ thống di truyền trong nhân và hệ thống di truyền tế bào chất. Trong đó hệ thống di truyền trong nhân đóng vai trò chủ yếu. Câu 84: Một gen cấu trúc có độ dài 4165 A0 và có 455 nucleotit loại guanin. Tổng số liên kết hiđro của gen là bao nhiêu? A. 2905. B. 2850. C. 2950. D. 2805. VỀ ĐÍCH 2024: TS. PHAN KHẮC NGHỆ BÀI 54: ĐỀ LUYỆN GIAI ĐOẠN 2 - SỐ 16 (độ khó 95%) THI: TỪ 5g0 đến 23g30, thứ 5 (30/5/2024) LIVE CHỮA: 19g30, Thứ 4 (05/6/2024) Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Câu 84: Đáp án A. Giải thích: Gen có chiều dài 4165A0  Tổng số nu của gen = 2450. Có 455 G  A = 2450:2 – 455 = 770.  Tổng liên kết hidro của gen = 2 × 770 + 3 × 455 = 2905. Câu 85: Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc? A. Đột biến lệch bội. B. Biến dị thường biến. C. Đột biến gen. D. Đột biến đa bội. Câu 85: Đáp án C Sản phẩm của gen là ARN hoặc chuỗi polipeptit. Sản phẩm của gen chỉ bị thay đổi khi gen bị đột biến. - Trong các loại biến dị nói trên thì chỉ có đột biến gen mới làm thay đổi sản phẩm của gen. - Các loại đột biến số lượng NST chỉ làm thay đổi số lượng NST nên làm thay đổi số lượng sản phẩm của gen. Ví dụ đột biến đa bội làm tăng số lượng sản phẩm của gen, đột biến thể một (2n-1) làm giảm số lượng sản phẩm của gen. - Thường biến chỉ làm biến đổi về kiểu hình mà không làm biến đổi về kiểu gen nên không làm thay đổi sản phẩm của gen. Câu 86: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. aa × aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA. Câu 86. Đáp án C. Câu 87: Nhà khoa học Menden đã tiến hành tạo dòng hoa đỏ thuần chủng bằng cách nào sau đây? A. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng để thu được F1 có hoa đỏ thuần chủng. B. Cho cây hoa đỏ lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ. C. Cho cây hoa trắng lai phân tích để thu được cây hoa trắng thuần chủng. D. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ. Câu 87. Đáp án D. Câu 88: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh của cơ thể động vật có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 1. B. 2. C. 4. D. 8. Câu 88: Đáp án B. Một tế bào sinh tinh giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau. 2 loại giao tử đó là ABD và abd hoặc Abd và aBD hoặc Abd và abD hoặc AbD và aBd. Câu 89: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể × quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp bố mẹ nào sau đây chắc chắn sẽ không thể sinh con bị bệnh máu khó đông? A. X AX a × XAY. B. X AX A × XaY. C. X aX a × XAY. D. XAX a × XaY. Câu 89: Đáp án B. Vì người mẹ có kiểu gen XAX A nên luôn truyền cho con gen XA . Vì vậy, tất cả con trai và con gái đều có gen A nên đều không bị bệnh máu khó đông.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Câu 90: Sản phẩm của Alen A và B có khả năng bổ sung cho nhau cùng xác định một tính trạng. Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là A. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. B. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. C. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. D. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Câu 90. Đáp án C. Bài toán cho kiểu tương tác bổ sung. P thuần chủng hoa trắng lai với nhau được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ nên ta quy ước gen: - Quy ước : A-B- quy định hoa đỏ A-bb quy định hoa trắng. aaB- quy định hoa trắng. aabb quy định hoa trắng. Vậy P : AAbb  aaBB. F1: AaBb. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ gồm 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb - 9 đỏ : 7 trắng. Câu 91: Một quần thể thực vật ở thế hệ đầu tiên (Io) có cấu trúc di truyền: 0,2 AB AB + 0,1 Ab aB + 0,3 AB aB + 0,4 ab ab = 1. Quần thể (Io) tự thụ phấn liên tiếp qua 5 thế hệ thu được quần thể (I5). Cho rằng không xảy ra hoán vị gen. Tần số alen A và B của quần thể (I5) lần lượt là A. 0,45 và 0,5. B. 0,3 và 0,55. C. 0,4 và 0,55. D. 0,35 và 0,5. Câu 91: Đáp án C. - Cần chú ý rằng quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Vì vậy, tần số alen ở thế hệ I5 đúng bằng tần số alen ở thế hệ xuất phát (I0). - Khi tính tần số alen A thì chỉ xem xét đến kiểu gen có A. - Ở thế hệ xuất phát, tần số các alen như sau: + Tần số A = 0,2 + 2 0,1 + 2 0,3 = 0,4. + Tần số B = 0,2 + 2 0,1 + 0,3 = 0,55. Câu 92: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền? A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. ARN pôlimeraza. Câu 92. Đáp án B. Câu 93. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng trực tiếp? A. Ruột thừa của người là di tích của ruột tịt ở động vật. B. Cánh tay của người là cơ quan tương đồng với cánh dơi. C. Xác chết của voi mamut được phủ trong bang tuyết. D. ADN của tinh tinh giống với ADN của người tới 99%. Câu 93. Đáp án C. Vì hóa thạch là bằng chứng trực tiếp. Còn các bằng chứng khác đều là bằng chứng gián tiếp. Hóa thạch là di tích của các loài sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. Loài voi mamut đã bị tuyệt diệt, cho nên xác chết của nó trở thành hóa thạch. Câu 94: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể tạo ra alen mới? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Câu 94: Đáp án A. Câu 95: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ. B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. Câu 95. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.  Đáp án B. A sai. Vì có có rất nhiều loài cỏ mà không chỉ rõ loài cỏ gì. B đúng. Vì tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Đã nói cụ thể loài cá chép. C sai. Vì tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. Vì có rất nhiều loài bướm mà không nói cụ thể loài bướm gì. D sai. Vì tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. Vì có rất nhiều loài chim mà không nói cụ thể loài chim gì. Câu 96: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. cáo. B. gà. C. thỏ. D. hổ. Câu 96: Đáp án A. Câu 97: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai? A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng. B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng. C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các chất. D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp. Câu 97: - Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xêto để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng do rễ hút lên. - Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các nguyên tố khoáng. - Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tổng tế bào hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp. - Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tồng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào. Đáp án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP. Câu 98: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép, tâm thất đều có 2 ngăn. II. Ở hệ tuần hoàn hở, máu được lưu thông với áp lực rất thấp. III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường. IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm thất co, sau đó đến tâm nhĩ co và pha giản chung A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 98. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.  Đáp án D. I sai. Vì ở ếch nhái, bò sát thì tâm thất có 1 ngăn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.