Nội dung text 2. DE KTRA HK1 LY12 SO 2.docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI (Đề có 04 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Môn: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1 (B) Điều nào sau đây không đúng? A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng. B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Câu 2 (H). Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên. B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi. C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên. D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng. Câu 3 (B). Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là: A. 32 o F B. 100 o F C. 212 o F D. 0 o F Câu 4 (H). Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80 o C và 357 o C. A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệ-t kế rượu. B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế thủy ngân Câu 5 (B). Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng? A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C. B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C. D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C. Câu 6 (B). Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật. B. xác định tính chất của chất làm vật. C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung. D. xác định khối lượng của chất. Câu 7 (VD). Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.103 J/kg. Năng lượng được hấp thụ bởi 10,0 g nước đá để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng là A. 3,34.10 3 J. B. 334.10 4 J. C. 33400 J. D. 334.10 2 J. Câu 8 (B). Nhiệt hoá hơi riêng của một chất lỏng là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó A. hoá hơi ở nhiệt độ xác định. B. hoá hơi hoàn toàn. C. tăng nhiệt độ tới nhiệt độ sôi và hoá hơi hoàn toàn. D. tăng nhiệt độ tới nhiệt độ sôi. Câu 9 (B). Công thức nào sau đây mô tả đúng nguyên lí I của NĐLH ? A. ΔU = A - Q. B. ΔU = Q-A. C. A = ΔU - Q. D. ΔU = A + Q. Câu 10 (B). Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử. Câu 11 (H). Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng? A. Có thể tích riêng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể. C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có khối lượng đáng kể. Câu 12 (B). Biểu thức nào sau đây là của định luật Bôilo-Mari ốt? A. 1221pVpV B. 12 12 VV pp C. 12 12 pV Vp D. 1122..pVpV Câu 13 (VD) Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 5 lít, áp suất khí tăng thêm 0,5atm. Áp suất ban đầu của khí là giá trị nào sau đây? A. 1,5 atm B.0,5 atm C. 1 atm D.0,75atm Câu 14 (VD). Một chiếc lốp ô tô chứa không khí ở 25 o C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên, áp suất khí trong lốp tăng lên tới 1,084 lần. Lúc này, nhiệt độ trong lốp xe bằng A. 50 o C. B. 27 o C. C. 23 o C. D. 30 o C.
Câu 15 (VD). Một lượng khí 2H đựng trong bình có 12Vlit ở áp suất 1,5att, 0 127tC . Đun nóng khí đến 0 2127tC do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Tính áp suất khí trong bình. A. 3 atm B. 7,05 atm C. 4 atm D. 2,25 atm Câu 16 (VD). Một mẫu khí Ne được chứa trong một xilanh ở 27 °C. Động năng tịnh tiến trung bình của các nguyên tử Ne ở 27 0 C là A. 5,59.10 -22 J. B. 5,03.10 -21 J. C. 1,05.10 -20 J. D. 6,21.10 -21 J. Câu 17 (B). Hằng số khí lí tưởng R có giá trị bằng A. 0,083 at.lit/mol.K B. 8,31 J/mol K C. 0,081 atm.lit/mol.K D. cả 3 đều đúng Câu 18 (H). Trong quá trình nào sau đây, cả ba thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi? A. Không khí bị nung nóng trong một bình đậy kín. B. Không khí trong một xilanh được nung nóng, dãn nở và đẩy pit tông dịch chuyển. C. Không khi trong một quả bóng bàn bị học sinh dùng tay bóp bẹp. D. Trong cả ba hiện tượng trên. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho các phát biểu sau: a. Nội năng của hệ là một dạng năng lượng và có thể thay đổi được. b. Thực hiện công và truyền nhiệt không làm thay đổi nội năng của hệ. c. Công tác động lên hệ có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng. d. Nói chung, nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích, nên trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi nội năng của hệ phải thay đổi Câu 2: Một ấm điện có công suất 1000 W chứa 300 g nước ở 20°C đến khi sôi ở áp suất tiêu chuẩn. Cho nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước lần lượt là 4,2.10 3 J/kg.K và 2,26.10 6 J/kg. a.Nhiệt lượng để làm nóng 300 g nước từ 20 0 C đến 100 0 C là 100800 J b. Nhiệt lượng cần cung cấp để 200 g nước hóa hơi hoàn toàn ở 100 0 C là 678.10 6 J c. Thời gian cần thiết để đun nước trong ấm đạt đến nhiệt độ sôi là 100,8 phút d. Sau khi nước đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun nước sôi trong 226 s. Khối lượng nước còn lại trong ấm xấp xỉ 100 g. Câu 3: Một lượng khí xác định có thể tích V = 100 cm 3 , nhiệt độ 27 0 C và áp suất 10 5 Pa. Hằng số khí: R = 8,31 J/mol.K. a. Nếu kết quả được làm tròn đến chữ số thứ ba sau dấu phẩy thập phân thì số mol của khối khí bằng 0,004 mol. b. Giữ nhiệt độ không đổi, tăng áp suất tới 1,25.10 5 Pa thì thể tích khí khi đó bằng 80 cm 3 c. Từ trạng thái ban đầu, nén khí để thể tích giảm đi 20 cm 3 , nhiệt độ khí tăng lên đến 39 0 thì áp suất khí lúc này bằng 5,2.10 5 Pa d. Nếu thể tích giảm bằng 1 3 thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu thì nhiệt độ của khối khí sau khi nén bằng 120 0 C Câu 4: Khi xây dựng công thức tính áp suất chất khí từ mô hình động học phân tử khí, trong các phát