PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 17_Đề thi vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Ninh Bình - Năm học 2017 - 2018.Image.Marked.pdf

Đề thi vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Ninh Bình - Năm học 2017 - 2018 Câu 1: (2,5 điểm) Một chiếc xe tải bắt đầu khởi hành từ A để đi tới B, quãng đường AB = 120 km. Xe cứ chạy 20 phút lại dừng lại nghỉ 10 phút. Trong 20 phút đầu xe chạy với vận tốc không đổi là v = 30km/h. Trong 20 phút chuyển động kế tiếp xe chạy với vận tốc không đổi trên mỗi chặng đường lần lượt là 2v, 4v, 6v. a. Sau bao lâu kể từ khi khời hành từ A xe tới B ? b. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường AB. Câu 2: (2,0 điểm) Dùng một ấm điện có công suất không đổi P =1200W để đun sôi một lượng nước có nhiệt độ ban đầu 20oC thì sau 10 phút nhiệt độ của nước đạt 60 oC. Tiếp theo do mất điện 5 phút nên nhiệt độ của nước giảm xuống còn 55 oC. Sau đó, bếp lại tiếp tục được cấp điện như trước cho tới khi nước sôi. Cho biết nhiệt lượng tỏa ra môi trường tỷ lệ thuận với thời gian tỏa nhiệt. Nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.độ. a. Tính thời gian từ khi bắt đầu đun cho tới khi nước sôi. b. Tính khối lượng nước có trong ấm. Câu 3: (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ : Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi UAB = 42V, MN là một vật dẫn đồng chất , tiết diện đầu có điện trở tổng cộng R = 9Ω, R1 = 6Ω, bóng đèn có điện trở xác định RĐ = 9Ω. Ampe kế, khóa K và dây nối có điện trở không đáng kể. a. Khi khóa K đóng con chạy C của biến trở ở vị trí điểm M thì ampe kế chỉ 4A. Tìm giá trị của R2 b. Khi khóa K mở xác định vị trí của con chạy C để đèn sáng yếu nhất và tính cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đó. Câu 4: (2,0 điểm) Đặt vật sáng AB trước thấu kính sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính. Ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật. Sau đó giữ
nguyên vị trí thấu kính, dịch vật ra xa thấu kính một đoạn 15 cm thì ảnh dịch chuyển 120 cm so với ảnh cũ theo chiều ngược lại đối với chiều dịch chuyển của vật. a. Thấu kính là thấu kính gì ? Tại sao ? b. Tính tiêu cự của thấu kính trên và khoảng cách từ vật tới thấu kính lúc ban đầu. Câu 5: (1,0 điểm) Cho các thiết bị sau : một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi chưa biết, một điện trở r chưa biết giá trị, một ampe kế có điện trở khác 0 và một biến trở núm vặn có số giá trị chính xác. Nêu phương án để xác định hiệu điện thế U của nguồn? LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: a. Trong 20 phút = 1/3 h đầu tiên xe đi được quãng đường là: 1 1 1 . 30. 10( ) 3 S  S  v t   km Trong 20 phút chuyển động kế tiếp xe chạy với vận tốc không đổi trên mỗi chặng đường lần lượt là 2v, 4v, 6v... nên quãng đường chuyển động lần lượt sẽ là 2S, 4S, 6S... Giả sử phải chuyển động n lần 20 phút thì đến được B. Ta có: [1+ 2 +4 +6 + .... + 2(n-1)]S = AB Vậy: 2( 1) 2 .( 1) 1 12 2 n AB n S       Vậy 3 < n < 4 => Có nghĩa là ở lần chuyển động 20 phút lần thứ 4 xe đã đến được AB. Thời gian chuyển động 20 phút lần thứ 4 xe cũng không dùng hết. 4 2 4 120 10 20 40 5 ( ) 6 6.30 18 AB S S S t h v          Tổng thời gian đi từ A đến B là: 4 16 3.0,5 ( ) 9 T   t  h b) Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường AB là: 67,5( / ) AB v km h T   Câu 2: a. Thời gian để nước tăng thêm 1oC là: (phút) Thời gian để đun nước từ 55 oC đến khi sôi (100 oC) là: T3 = t(100 – 55) = 11,25 phút Tổng thời gian từ khi bắt đầu đun đến khi nước sôi là: T = 10 + 5 + 11,25 = 26,25 phút b. Trong 5 phút trao đổi nhiệt với môi trường làm cho nhiệt độ bị hạ đi 5 oC, vậy nếu coi như tách riêng quá trình đun và quá trình mất nhiệt thì tổng nhiệt độ bị mất đi là 26,25 oC
Ta có: Qt  Qthu  P.td  mcΔt  P.(26,25  5).60  mC(100  20  26,15)  m  3.43(kg) Câu 3: a. Khi K đóng, có sơ đồ mạch điện: : (R2 // RĐ) nt R1 2 1 AB 10,5(Ω) D AB 4,5Ω U R R R R I       2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 9(Ω) 9 4,5 D D R R R R R        b. Khi K mở ta có mạch điện sau: Sơ đồ mạch điện: [R2 // (RĐ nt RMC)] nt RCN nt R1 Đặt RMC = x => RCN = 9 - x Ta có : 2 1 2 ( ) 9 D D R R x R R x R R x        2 2 1 2 ( ) ( ) ( 9 )( ) D D D U U R R x I R R R x R x R R x           2 2 2 2 2 2 2 2 1 2 ; . ( ) ( 9 )( ) D D D D D D D D I R x I R R I I I R I R R x R R x UR R R x R x R R x                 Thay số ta có: 2 42.9 42.9 42.9 9(9 ) (6 9 )(9 9 ) 81 9 (15 )(18 ) 6 351 D I x x x x x x x x                
Đèn sáng yếu nhất khi cường độ dòng điện qua đèn là nhỏ nhất. Khi đó x = 3 => ID = 1,05 A Chú ý: Hàm số : f(x) = ax2 + bx + c có toạ độ đỉnh là (-b/2a ; -∆/4a) a < 0 : fmax = f(-b/2a) = -∆/4a Câu 4: a. Ảnh tạo ra là ảnh ảo cao hơn vật thì chỉ có thể thấu kính hội tụ. b. Trong trường hợp f > d , ảnh tạo ra là ảnh ảo. Khi bắt đầu dịch chuyển vật ra xa thấu kính thì ảnh cũng ra xa thấu kinh nên ảnh và vật sẽ dịch chuyển cùng chiều. Mà vật lại dịch chuyển ngược chiều với vật có nghĩa là trong khi dịch chuyển vật đã ra ngoài tiêu cự và tạo ra ảnh thật thì ảnh mới dịch chuyển 120cm ngược với chiều mà vật chuyển động. Ta có hệ phương trình sau: 1 1 1 ; 4 d d d f d       (d’ < 0 vì ban đầu là ảnh ảo) 1 1 1 d 15 120 d f     Vậy ta có: 1 1 1 1 3 1 1 d 4d d 15 120 4d 4d d 15 120 4d           d =15 (cm ) vậy f = 20 (cm) Câu 5: Bước 1: Ta mắc mạch điện gồm Ampe kế nối tiếp với biến trở và mắc vào nguồn. Bước 2: Ta chỉnh biến trở có giá trị R1 và đọc giá trị của ampe kế là I1 Bước 3: Ta chỉnh biến trở có giá trị R2 và đọc giá trị của ampe kế là I2 Bước 4: Lập phương trình và tính giá trị cần thiết. 1 1 2 2 1 1 2 2 2 1 ( ). ( ). A A A R I R I R R I R R I R I I        1 1 2 2 1 1 1 1 2 1 ( ). ( ) A R I R I U R R I R I I I      

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.