Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - GENE NGOÀI NHÂN - HS.docx
A. (1) – RNA; (2) – DNA. B. (1) – rNA; (2) – mRNA. C. (1) – mRNA; (2) – tRNA. D. (1) – rRNA; (2) – tRNA. Câu 17. Một tế bào có thể có nhiều lục lạp, nên chứa nhiều allele của một gene. Khi tế bào phân chia, xảy ra sự phân chia không đồng nhất nên một tế bào con có thể mang allele đội biến, tế bào khác có thể mang allele thường. Hiện tượng này được gọi là A. di truyền đồng nhất. B. di truyền không đồng nhất. C. di truyền đặc biệ. D. di truyền không đồng đều. Câu 18. Kết quả lai thuận và nghịch ở F 1 và F 2 không giống nhau và tỷ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới thì rút ra nhận xét là tính trạng bị chi phối bởi A. gene nằm trên NST giới tính. B. gene nằm trên NST thường. C. ảnh hưởng của giới tính. D. gene nằm ở tế bào chất. Câu 19. Sự khác biệt giữa đột biến bạch tạng ở lục lạp và đột biến bạch tạng ở gene trong nhân là A. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm cho lục lạp màu trắng, trong cùng một lá có hai loại lạp thể màu trắng và xanh cho lá màu xanh chấm trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm toàn cây hóa trắng. B. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm toàn cây hóa trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm cho lục lạp màu trắng, trong cùng một lá có hai loại lạp thể màu trắng và xanh cho lá màu xanh chấm trắng. C. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm cho lục lạp màu trắng nên toàn bộ lá cây có màu trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm toàn cây hóa trắng. D. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm cho lục lạp màu xanh, trong cùng một lá có hai loại lạp thể màu trắng và xanh cho lá màu xanh chấm trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm toàn cây hóa trắng. Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất ? A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau. B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST. C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST. D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con. Câu 21. Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường. C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh. Câu 22. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về di truyền ngoài nhân? A. Gene ngoài nhân dược di truyền thẳng. B. Chứng động kinh ở người do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, nên nếu mẹ bị động kinh thì chỉ có con gái mới bị động kinh. C. Gen ngoài nhân chỉ có trong ti thể của mọi loài sinh vật. D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. Câu 23. Trong phép lai một tính trạng do 1 gene quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gene quy định tính trạng nghiên cứu có đặc điểm là A. nằm trên nhiễm sắc thể Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể X. C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp). Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ? A. Kiểu hình của các cơ thể con đều giống mẹ.
B. Một cơ thể dùng làm mẹ lai với các cơ thể khác nhau vẫn cho đời con cùng 1 kiểu hình. C. Gene qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X. D. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau. Câu 25. Một trong những đặc điểm của gene trong tế bào chất là A. phân chia không đồng đều về các tế bào con trong phân bào. B. rất khó bị đột biến. C. gene của con được thừa hưởng hoàn toàn từ bố. D. luôn tồn tại thành cặp allele. Câu 26. Cho phép lai cá diếc cái với cá chép đực thu được cá nhưng không râu, phép lai nghịch cá diếc đực với cá chép cái thu được cá nhưng có râu. Quy luật di truyền chi phối các phép lai nói trên là A. Hoán vị gene một bên. B. Di truyền liên kết gene. C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Di truyền gene tế bào chất. Câu 27. Trong một gia đình, gene trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ đâu ? A. Nhân tế bào của cơ thể mẹ. B. Ti thể của mẹ. C. Ti thể của bố. D. Ti thể của bố hoặc mẹ. Câu 28. Ở một loài thú, gene A quy định chân dài trội hoàn toàn so với gene a quy định chân ngắn. Xét bảng sau: P: Con đực chân dài x Con cái chân ngắn F 1 : 100% chân ngắn F 1 x F 1 F 2 : 100% chân ngắn Cho con đực F 2 x Con cái chân dài F 3 : ? Tỷ lệ kiểu hình ở đời F 3 là A. 100% chân ngắn. B. 100% chân dài. C. 50% chân ngắn : 50% chân dài. D. 75% chân ngắn : 25% chân dài. Câu 29. Ở một loài thú, gene A quy định chân dài trội hoàn toàn so với gene a quy định chân ngắn. Xét bảng sau: P: Con đực chân ngắn x Con cái chân dài F 1 : 100% chân dài Con đực F 1 lai phân tích F 2 : ? Tỷ lệ kiểu hình ở đời F 2 là A. 100% chân ngắn. B. 100% chân dài. C. 50% chân ngắn : 50% chân dài. D. 75% chân ngắn : 25% chân dài. Câu 30. Bệnh M là do đột biến gene ty thể. Nên mẹ bệnh M thì sinh con bệnh. Vậy phương pháp này giúp tránh bệnh M khi mẹ bệnh như sau: Nhận định nào sau đây đúng? I. Con của cặp vợ chồng này chỉ mang một nửa bộ NST của mẹ có tế bào trứng mắc bệnh.