Nội dung text TIẾT 39 -42.docx
Lịch sử và địa lí (Tiết 39) Bài 16: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Kể được tên một số bãi biển, cảng biển của vùng Duyên hải miền Trung. - Nếu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung (làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển,..). * Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học * Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, video. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên một số dân tộc sống ở vùng Duyên hải miền Trung. + Hãy kể tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung. - GV nhận xét. - HS trả lời, cả lớp nhận xét. - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: 2.2. Một số hoạt động kinh tế biển - GV mời 1-2 HS đọc thông tin, GV hướng dẫn cho HS cách đọc và khai thác bảng thông tin, các hình ảnh. - HS đọc thông tin. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành các nhiệm vụ sau: - HS thảo luận nhóm. + Kể tên một số hoạt động kinh tế biển, một số bãi biển và cảng biển ở vùng Duyên hải miền Trung. + Giải thích vì sao vùng Duyên hải miền Trung lại thuận lợi phát triển kinh tế biển. - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả.
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ lần lượt từng câu hỏi. - HS chia sẻ và góp ý + Một số bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận),... + Một số cảng biển: Cửa Lò (Nghệ An), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hoà),... + Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển: nước biển mặn, nhiều nắng thuận lợi cho hoạt động làm muối; vùng biển rộng, nhiều hải sản, nhiều đầm phá, giúp phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản; nhiều bãi tắm, vịnh biển, đảo có phong cảnh đẹp giúp phát triển du lịch biển đảo; vùng biển rộng, dài, nhiều vịnh kín gió thuận lợi cho giao thông vận tải biển. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS. - GV cho HS xem những hình ảnh, video về các hoạt động kinh tế biển gắn với các địa danh nổi tiếng ở vùng Duyên hải miền Trung. - HS xem các hình ảnh, video. - Yêu cầu HS chia sẻ về những chuyến du lịch của mình ở các địa điểm thuộc vùng Duyên hải miền Trung và nêu cảm nghĩ của mình về khí hậu, cảnh đẹp, con người, món ăn … ở đó. -HS chia sẻ 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Tổ chức trò chơi “Ai tinh mắt”: HS sẽ sắp xếp các hình ảnh vào các nhóm hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung cho phù hợp. - HS chơi trò chơi. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về nhà sưu tầm thông tin về một vật dụng gắn liền với hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung. - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
___________________________________ Lịch sử và địa lí (Tiết 40) Bài 16: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số hoạt động kinh tế biển của vùng Duyên hải miền Trung. * Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học * Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, giấy A3 - HS: sgk, vở ghi, sưu tầm thông tin về một vật dụng gắn liền với hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Yêu cầu cả lớp hát. - HS hát - GV giới thiệu- ghi bài 2. Luyện tập, thực hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của phần luyện tập trong SGK - HS đọc yêu cầu của phần luyện tập trong SGK. - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung: + Sơ đồ tư duy là gì? + Vùng Duyên hải miền Trung có những hoạt động kinh tế biển nào? - HS phân tích đề bài, trả lời. - GV giới thiệu 1 số mẫu sơ đồ tư duy. VD: - HS quan sát
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và vẽ sơ đồ tư duy lên giấy A3. - HS thực hiện - GV quan sát, hỗ trợ HS. - GV mời đại diện 1 số nhóm chia sẻ về bài làm của nhóm mình. - HS chia sẻ trước lớp, cả lớp nhận xét, góp ý. - Yêu cầu các nhóm trao đổi bài làm của nhóm mình với nhóm bạn theo hình thức băng chuyền. - HS thực hiện - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các nhóm và bình chọn sơ đồ tư duy có đầy đủ nội dung và đẹp nhất lớp. - HS nhận xét bài làm nhóm bạn và bình chọn. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV tuyên dương, khích lệ HS 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Yêu cầu HS chia sẻ thông tin về một vật dụng gắn liền với hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung. - HS chia sẻ - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Lịch sử và địa lí (Tiết 41) Bài 17: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: – Xác định được vị trí các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung trên bản đồ lược đồ. – Trình bày được một số điểm nổi bật về văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung. * Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học. * Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, lược đồ, video, phiếu học tập. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS