Nội dung text ĐS7 - CĐ21.2. LAM QUEN VOI BIEN CO.pdf
1 PHIẾU BÀI TẬP PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI. Dạng 1. Kiểm tra xem đâu là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên đối với các hiện tượng, sự kiện xảy ra. II. Bài toán. 1. Cấp độ Nhận biết: Bài 1. Hộp bút của Bình có ba đồ dùng học tập gồm một bút nhớ, một bút bi và một bút chì. Bình lấy ra một dụng cụ học tập từ hộp bút. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên? A : “Bình lấy được một cái bút bi”. B : “Bình lấy được một cục tẩy”. C : “Bình lấy được một cái bút”. Bài 2. Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? A : “Có bốn kết quả về mặt xuất hiện khi tung một đồng xu hai lần”. B : “Có ba mặt sấp xuất hiện khi tung đồng xu như trên”. C : “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”. Bài 3. Chọn từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng. Bạn Mai rút ngẫu nhiên một thẻ trong số 5 thẻ có ghi đầy đủ các số 1; 2; 3; 4; 5. Biến cố “Thẻ lấy được ghi số 0 ” là biến cố...?... Biến cố “Thẻ lấy được ghi số lẻ” là biến cố ...?... Biến cố “Thẻ lấy được ghi số nhỏ hơn 6 ” là biến cố...?... Bài 4. Bạn An quay mũi tên ở vòng quay trong hình bên và quan sát xem khi dừng lại nó chỉ ô nào. Trong các biến sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. A : “Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn 0 ”. B : “Kim chỉ vào ô có màu đỏ”. C : “Kim chỉ vào ô có màu vàng”. Bài 5. Tổ hai của lớp 7A có bốn học sinh nữ là: Dung, Linh, Mai, Quỳnh và sáu học sinh nam là: Đức, Hưng, Toàn, Minh, Vũ, Hải. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ hai của lớp 7A . Các biến cố sau biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể? M : “Bạn học sinh được chọn ra có tên là Lan”. N : “Bạn học sinh được chọn ra là học sinh lớp 7A ”. P : “Bạn học sinh được chọn ra là nữ”.
2 2. Cấp độ Thông hiểu: Bài 1. Gieo một con xúc xắc sáu mặt cân đối. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? A : “Mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 8 ”. B : “Mặt xuất hiện có số chấm chia hết cho 7 ”. C : “Mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 4 ”. D : “Mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 2 ”. Bài 2. Trong một chiếc hộp có năm tấm thẻ ghi số 1; 2; 3; 5; 6 . Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Xét các biến cố sau: A : “Rút được thẻ ghi số lớn hơn 8 ”. B : “Rút được thẻ ghi số là số nguyên tố”. C : “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 7 ”. Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? Bài 3. Trong cặp sách của Ngọc có một cái bút bi, một cái bút chì và một cái thước kẻ. Ngọc lấy cùng lúc ra hai dụng học tập từ cặp. Hỏi các biến cố sau là chắc chắn, không thể hay ngẫu nhiên? A : “Ngọc lấy được ít nhất một cái bút”. B : “Ngọc lấy được hai cái thước kẻ”. C : “Ngọc lấy được một cái bút bi và một cái thước kẻ”. Bài 4. Trong hộp có 4 quả bóng vàng, 3 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Hoàng lấy ra 5 bóng từ trong hộp. Trong các biến cố dưới đây, đâu là biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn? H : “Có ít nhất một quả bóng vàng trong 5 quả bóng lấy ra”. I : “5 quả bóng lấy ra có cùng màu”. K : “5 quả bóng lấy ra có đủ cả ba màu xanh, đỏ, vàng”. Bài 5. Trong các biến cố sau đây, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? a) Đến năm 2060 , con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất. b) Ở trường em, có một giáo viên sinh năm 1800. c) Trong điều kiện bình thường, nước đóng băng ở 0 0 C . 3. Cấp độ Vận dụng: Bài 1. Gieo hai con xúc xắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc. Hãy đánh giá xem các biến cố sau là chắc chắn, không thể hay ngẫu nhiên? A : “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 0 ”.
3 B : “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1 ”. C : “Hai mặt xúc xắc xuất hiện cùng số chấm”. Bài 2. Có hai chiếc hộp, hộp A đựng năm quả bóng ghi các số 1; 3; 5; 7; 9 ; hộp B đựng năm quả bóng ghi các số 2; 4; 6; 8; 10 . Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ mỗi hộp. Điền vào bảng một trong số các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Giải thích. Biến cố Loại biến cố Tổng các số ghi trên hai quả bóng lớn hơn 2 .......... Tích các số ghi trên hai quả bóng bằng 30 .......... Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10 .......... Bài 3. Trong hộp có sáu thanh gỗ được gắn số từ 1 đến 6 . Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời hai thanh gỗ từ hộp trên. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố không thể, biến cố chắc chắn? Tại sao? P : “Tích các số gắn trên hai thanh gỗ là bội của 7 ”. Q : “Hai thanh gỗ lấy ra gắn số chẵn”. R : “Hiệu các số gắn trên hai thanh gỗ không nhỏ hơn 1 ”. S : “Tổng các số gắn trên hai thanh gỗ nhỏ hơn 12 ”. Bài 4. Điểm thi môn Toán vào lớp 10 THPT (đã làm tròn tới hàng đơn vị) của lớp 9A1 được thống kê trong bảng sau: Điểm 5 6 7 8 9 10 Số học sinh 1 5 15 12 8 3 Lựa chọn ngẫu nhiên một trong số các biến cố dưới đây để báo cáo, nên chọn biến cố nào để chắc chắn đưa ra được số liệu đúng? A : “Tổng số học sinh của lớp 9A1 là 45 ”. B : “Tỉ lệ học sinh đạt điểm 8 là 27,3% ”. C : “Điểm thi môn Toán vào lớp 10 THPT của lớp 9A1 không có học sinh nào dưới 5 ”. D : “Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9 và 10 là 20% ”. Bài 5. Một nhà phân tích thị trường chứng khoán xem xét triển vọng của các chứng khoán của nhiều công ty đang phát hành. Một năm sau 20% số chứng khoán tỏ ra tốt hơn nhiều so với trung bình của thị trường (giá sẽ tăng), 30% số chứng khoán tỏ ra xấu hơn nhiều so với trung bình của thị trường (giá sẽ giảm) và 50% bằng trung bình của thị trường (giá sẽ giữ nguyên). Biến cố nào sau đây là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? E : “Sau một năm, tất cả số chứng khoán tỏ ra xấu hơn nhiều so với trung bình của thị trường”. G : “Nhà đầu tư sẽ có lãi 10 triệu đồng khi đầu tư 100 triệu đồng vào chứng khoán sau một năm”.
4 H : “Số chứng khoán bằng trung bình của thị trường sau một năm chiếm một nửa tổng số chứng khoán”. 4. Cấp độ Vận dụng cao: Bài 1. Có các tuyến đường với độ dài như hình vẽ để nối các điểm du lịch A, B và C . Bạn Dương đi từ A qua B rồi đến C . Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố ngẫu nhiên, biến cố không thể? A : “Quãng đường Dương đi có độ dài là một số chính phương”. B : “Quãng đường Dương đi không vượt quá 15 km ”. C : “Quãng đường Dương đi có độ dài là một số nguyên tố”. D : “Chênh lệch quãng đường Dương đi giữa hai cách đi là ước của 9 ”. Bài 2. Một cơn bão rất mạnh đã vượt qua đảo Lu-Dông (Philippin) đang tiến vào bờ biển của Việt Nam. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo chắc chắn sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam. Đường đi của cơn bão rất phức tạp, hướng đi thay đổi liên tục nên cơ quan khí tượng thủy văn không thể biết được bão sẽ đổ bộ vào tỉnh ven biển nào của nước ta. a) Các biến cố dưới đây, đâu là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? L : “Sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam”. M : “Cơn bão sẽ đổ bộ vào Pháp”. N : “Sức gió của cơn bão đạt cấp 13 ”. b) P là biến cố “Cơn bão sẽ đổ bộ vào một trong số các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ” là biến cố gì? Cơn bão có thể đổ bộ vào cụ thể các tỉnh nào? Bài 3. Đánh đề hiện nay là một vấn nạn trong xã hội, vậy đánh đề được lời hay lỗ mà nhiều người lại đam mê đến vậy? Bằng cách dùng phương pháp xác suất, các biến cố, chúng ta sẽ có câu trả lời nhanh chóng. Bạn đặt một số tiền, nói đơn giản là x (đồng) vào một số từ 00 đến 99 . Mục đích của người chơi đề là làm sao số này trùng vào hai chữ số cuối cùng của giải đặc biệt “Xổ số miền Bắc”. Nếu số của bạn trúng, bạn sẽ được 70x (đồng) (tức 70 lần số tiền đầu tư). Nếu không trúng, bạn sẽ mất x (đồng) đặt cược lúc đầu. Rất nhiều người nghĩ như sau: Giả sử bỏ ra số tiền là 100.000 đồng để chơi đề. Nếu trúng là sẽ được 7 triệu đồng tức là lời được 6,9 triệu. Tuy nhiên, nếu thua chỉ có bị lỗ là 100.000 đồng. Quá lời!!! Vậy đâu là sai lầm trong cách nghĩ này. Các bạn không tính đến xác suất trúng có