PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐẠI CƯƠNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP.docx

CHUYÊN ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP I – ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP: 1. Tổng quan: - Thông tin chung về cách hỏi, cách ra đề: (SV tham khảo một số dạng sau) + Dạng 1: Đề bài sẽ cho mục tiêu/yêu cầu cần đạt của một chủ đề nào đó trong chương trình Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp (số lượng có thể từ 1-2 mục tiêu)⇒SV tiến hành thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dựa trên mục tiêu đề ra (số lượng hoạt động thiết kế có thể từ 1-3 hoạt động) + Dạng 2: Đề bài chỉ yêu cầu thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (mở) ⇒SV tiến hành lựa chọn chủ đề để thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tự do. - Cấu trúc chung của kế hoạch: + Phần I: Thông tin chung cho kế hoạch (tên chủ đề, đối tượng, thời lượng, họ và tên GVCN) + Phần II: Mục tiêu của chủ đề (Năng lực chung – Năng lực đặc thù (dựa trên yêu cầu của đề bài) – Phẩm chất) + Phần III: Nội dung sẽ trình bày trong kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (dựa trên mục tiêu đề ra) + Phần IV: Thiết bị giáo dục và học liệu. ● Giáo viên: các công cụ, thiết bị sử dụng trong kế hoạch (thiết bị chung, thiết bị cho từng hoạt động) ● Học sinh: kiến thức nền tảng được giáo viên chuẩn bị trước, liên quan đến chủ đề. + Phần V: Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục (Chuỗi hoạt động ⇒Mục tiêu hoạt động ⇒ Thời lượng ⇒ Hình thức, phương pháp giáo dục ⇒Phương pháp, công cụ đánh giá) + Phần VI: Mô tả chi tiết hoạt động. + Phần VII: Phụ lục (phục vụ cho việc thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá,…) - Thứ nhất, Thông tin chung cho kế hoạch: + Tên chủ đề: nên chọn tên sao cho thu hút, bắt mắt và có tính tường minh (đọc vào là hình dung được bố cục của chủ đề) + Đối tượng: đề bài sẽ cho mục tiêu nằm trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở khối lớp cụ thể ⇒SV cần căn cứ vào để thiết kế.
+ Thời lượng: đa số rơi vào tầm 2 tiết. - Thứ hai, Mục tiêu của chủ đề: + Đảm bảo tính nhất quán của mục tiêu: việc lựa chọn mục tiêu cần bám sát với yêu cầu cần đạt đề ra, tránh lan man. (VD: Cho yêu cầu cần đạt: “Thể hiện được sự quan tâm chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.” (Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11) ⇒Mục tiêu có thể được triển khai theo các định hướng sau: - Đối với năng lực chung: + Năng lực giao tiếp và hợp tác:thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người thân trong gia đình. + Năng lực tự chủ và tự học: Biết cách tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân, luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng. - Đối với phẩm chất: + Nhân ái: Có ý thức quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác. + Trách nhiệm: Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.) + Đảm bảo số lượng mục tiêu ở mức vừa phải, với mỗi một nội dung về phẩm chất và năng lực thì tối đa tầm 1-2 mục tiêu. + Nên mã hóa mục tiêu sao cho dễ triển khai. + Diễn đạt mục tiêu bằng các động từ cụ thể (dựa trên “Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018” và “Thang đo mức độ nhận thức” của Bloom) - Thứ ba, Nội dung của chủ đề: đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu về phẩm chất và năng lực và nội dung sẽ trình bày, hướng dẫn trong kế hoạch. (VD: Ứng với mục tiêu đã đề ra ở phần trên, tôi sẽ tiến hành tổ chức các nội dung sau: - Nội dung 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. - Nội dung 2: Tìm hiểu những cách thức để bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình) - Thứ tư, thiết bị giáo dục và học liệu: đảm bảo các dụng cụ, thiết bị, học liệu cần thiết (SV nên liệt kê sau khi thực hiện thiết kế hoạt động để tránh sót) - Thứ năm, tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục: + Chuỗi hoạt động: tuân theo mô hình sau Tên hoạt động Nội dung hoạt động Hình thức tổ chức 1. Hoạt động, kết nối Xác định mức độ nhận Trò chơi, câu chuyện, tình
kinh nghiệm thức, kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủ đề ⇒dẫn dắt HS đến chủ đề. huống, bức tranh, tiết mục văn nghệ, hoạt động tập thể vui nhộn, tương tác với học sinh, câu hỏi gợi mở, đố vui 2. Hoạt động khám phá, chiêm nghiệm. HS huy động những kinh nghiệm đã có, nhìn nhận đánh giá lại những gì mình đã trải nghiệm để khám phá, phát hiện, phân tích, khái quát kinh nghiệm thành các giá trị mới ⇒thay đổi nhận thức, rút ra bài học. Câu hỏi gợi mở, phỏng vấn nhanh, kỹ thuật tia chớp, các câu đố vui, trò chơi bộc lộ giá trị sống, thuyết trình kết hợp hỏi đáp, thảo luận nhóm, tiểu phẩm, đóng vai. 3. Hoạt động thực hành, luyện tập. HS quan sát mẫu và thực hành luyện tập các kỹ năng thông qua việc trải nghiệm trực tiếp ⇒điều chỉnh nhận thức, kỹ năng, thái độ. Định hướng hoặc làm mẫu để HS thực hành, rèn luyện kỹ năng đúng cách. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng. HS vận dụng, thực hành kiến thức, kinh nghiệm mới vào tình huống, bối cảnh mới ⇒phát huy tính sáng tạo. Thiết kế các tình huống mới để HS vận dụng, phát huy sự sáng tạo. 5. Hoạt động đánh giá và kết thúc chủ đề. Đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu của chủ đề. Sử dụng đa dạng các hình thức, kết hợp với phụ huynh trong việc giám sát HS thực hiện công việc ở nhà. *Lưu ý: Tùy theo yêu cầu của đề bài mà số lượng hoạt động sẽ có thể khác nhau, có thể là hoạt động 1 và 2, 2 và 3,… + Mục tiêu hoạt động: sử dụng ký hiệu mã hóa để tiện lợi cho quá trình triển khai (HÃY GHI SAU KHI THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HOÀN TẤT.) + Thời lượng hoạt động: ghi rõ thời gian, đảm bảo phù hợp với tiến trình chung về thời gian (2 tiết) + Hình thức, phương pháp giáo dục: ● Hình thức: thể nghiệm, tương tác, hình thức khám phá, hình thức cống hiến, hình thức nghiên cứu. ● Phương pháp: tổ chức trò chơi; tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề; tổ chức diễn đàn, giao lưu;…
+ Phương pháp, công cụ đánh giá: (đề bài không yêu cầu thì không thiết kế) Bản g hỏi tự luận ngắn Bảng câu hỏi KWLH Bảng câu hỏi TNKQ Phiếu ghi chép Thang đo Bảng kiểm Rubric Bảng khảo sát Phiếu phỏng vấn PP Trắc nghiệm X X X PP quan sát X X X X PP khảo sát phản hồi của học sinh. X PP đánh giá sản phẩm của học sinh X X X PP đánh giá hồ sơ HĐTN của HS X X PP trao đổi ý kiến với các bên liên quan. X X X *Lưu ý: Công cụ đánh giá có thể đa dạng hơn, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế (các nền tảng trực tuyến: Google Form, Microsoft Form, menti, quizizz,…) - Có thể trình bày các phần theo khung sau: (SV tham khảo form trình bày) Chuỗi hoạt động (1) Mục tiêu hoạt động (2) Thời lượng (3) Hình thức, phương pháp giáo dục (4) Phương pháp, công cụ đánh giá   (5)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.