PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Phần 3 Kiến Thức Kinh Tế.docx

PHẦN 3: KIẾN THỨC KINH TẾ Một số thuật ngữ Kinh Tế quan trọng - Lũng đoạn thị trường: là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ. - Đầu cơ: là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại. Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá =>Nhà đầu cơ mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán. - Đô la hóa: là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. - Bán khống: trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng chênh lệch giá. - Chính sách tiền tệ: là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác. - Cán cân thương mại: là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). - Nợ công: là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luy kế đến một thời điểm nào đó.
- Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Kinh tế có 2 thành phần chính là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô: Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi, động cơ của người tiêu dùng, giá cả, lợi nhuận, v.v... Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế rộng hơn và những giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà bạn thường thấy trong mục kinh tế của các tờ báo. Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư. Ngoại trừ các điểm 2 và 3, tôi sẽ lướt qua kinh tế vĩ mô ở các mục khác. 2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Đây là công cụ cơ bản nhất để đo kích thước của 1 nền kinh tế. Theo khái niệm, GDP sẽ bằng tổng thu nhập của tất cả người dân trong 1 quốc gia hoặc tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó. Hiện nay, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét theo GDP (khoảng 14 ngàn tỷ USD). Điều đó có nghĩa rằng, mỗi năm có 14 ngàn tỷ USD giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại Mỹ. 3. Tốc độ tăng trưởng Sự phát triển của 1 nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP. VÌ GDP là thước đo thu nhập của 1 quốc gia, nên tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cho thấy thu nhập trung bình một người dân tăng lên bao nhiêu mỗi năm. 4. Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế Bất cứ khi nào nguồn cung tăng sẽ làm cho giá giảm và cầu tăng sẽ làm giá tăng. Vì thế, khi bạn sản xuất thừa ngũ cốc, giá thực phẩm sẽ giảm và ngược lại. Hãy suy nghĩ một cách trực quan, bạn sẽ thấy quy luật này đúng ở mọi nơi trên thế giới. 5. Lạm phát Bạn đã biết rằng giá của hầu hết các SP hiện nay đều cao hơn so với thời cha ông chúng ta. Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá cửa hàng hoá so với năm trước. Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hàng năm vào khoảng 2% - điều đó có nghĩa rằng giá các món hàng tăng trung bình 2% mỗi năm.
Vai trò cơ bản của NHTW là quản lý tỉ lệ này và giữ nó ở 1 con số dương thấp. Phía trên là biểu đồ cho thấy mức độ lạm phát của Mỹ trong suốt 100 năm qua. 6. Lãi suất Khi bạn cho ai đó vay tiền, bạn mong đợi sẽ nhận được thêm một khoản tiền đền bù. Phần tiền này gọi là tiền lãi. Lãi suất là 1 số dương phản ánh số tiền bạn sẽ nhận được “thừa ra” so với khoản ban đầu bạn cho vay. Hãy theo dõi biểu đồ lãi suất ở trên. Trong ngắn hạn, lãi suất thường được quy định bởi các NHTW. Hiện nay, nó gần tiến về mức 0. Về lâu dài, lãi suất sẽ do thị trường quyết định và phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát và viễn cảnh của nền kinh tế. Những cơ chế NHTW dùng để kiểm soát lãi suất ngắn hạn được gọi là chính sách tiền tệ. 7. Mối quan hệ Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng Gần như có 1 mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tỉ lệ tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lạm phát. Vì thế, khi bạn gia tăng lãi suất, lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên đi cùng với nó là kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy, không có gì khó hiểu khi việc quy định lãi suất luôn khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chịu trách nhiệm quy định lãi suất ngắn hạn và đó luôn là một trong những thông tin kinh tế được theo dõi nhiều nhất. 8. Chính sách tài khóa Chính phủ có thể kiểm soát nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chi tiêu. Nhóm các cơ chế sử dụng ngân sách hình thành nên chính sách tài khóa. Khi chính phủ chi tiêu nhiều, dẫn đến cầu nhiều hơn và giá tăng nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng nền kinh tế tăng trưởng tốt nhưng đồng thời mang theo lạm phát cao và ngược lại. Do đó, chính phủ cố gắng chi tiêu nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng thấp và lạm phát thấp, đồng thời thắt chặt chi tiêu trong thời kì tăng trưởng và lạm phát cao. 9. Chu kỳ kinh tế Nền kinh tế có những thời kì bùng nổ và khủng hoảng với chu kỳ khoảng 7 năm. Khởi đầu chu kỳ sẽ là sự bùng nổ của nền kinh tế, sau đó nó phát triển đến mức cực thịnh, tiếp đến sẽ bước vào suy thoái (thời kì tăng trưởng âm/thất nghiệp gia tăng) và cuối cùng là sang chu kỳ tiếp theo. 10. Chi phí cơ hội
Khi thực hiện một hành động gì đó, bạn có thường so sánh lợi ích của hành động ấy so với các hành động khác. Ví dụ, vào tối thứ 6 khi phải làm việc cật lực cho 1 dự án, bạn có thể nghĩ rằng “Trời đất, mình đáng lẽ nên làm việc gì đó khác”. “Việc khác” ấy (trong trường hợp này là tiệc tùng cùng bạn bè) có 1 giá trị cao, và nó chứng tỏ dự án hiện tại của bạn tốt hơn, hấp dẫn hơn. Giá trị của hành động mà bạn bỏ lỡ được gọi là “chi phí cơ hội”. Vì thế, nếu bạn bỏ 1 công việc trả lương 120 ngàn đô la/năm để bắt đầu lại, chi phí cơ hội của việc bắt đầu lại là 120 ngàn đô la/năm. Bạn nên chọn những công việc mang lại doanh thu cao hơn những công việc khác mà mình đã từ bỏ. Vì sao có nợ công? vì chính phủ chi tiêu càng nhiều, tiền ngân sách không đủ để chính phủ chi tiêu nên chính phủ phải vay bên ngoài để chi, nợ vay thì người dần phải trả dùm chính phủ trong tương lai => Nợ công ngày càng tăng Hiện nay, các nước Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản, Trung Quốc....and Việt Nam cũng in tiền mới theo phương thức này. Vì sao Nợ công ko giảm, ko hết mà tăng tốc độ nhanh theo giờ, ngày? Khi nào trả hết nợ công? Từ 1933 đến nay, các nước trên thế giới từ bỏ bằng vị vàng, các ngân hàng trung ương in thêm tiền mới vô tội vạ và lấy trái phiếu chính phủ, tức tiền thuế của người dân trong tương lai làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành tiền mới. Từ đây nó mới có khái niệm là nợ công – tiền đất nước đó nợ nước ngoài hoặc nợ tổ chức tài chính trong nước. Sự thật là nợ công thế giới không bao giờ biến mất. Để trả X gốc và Y lãi, không có cách nào khác ngoài việc vay thêm Z tiền mới để trả nợ cũ. Z tiền mới lại sinh ra Z+ tiền lãi. Vòng xoáy nợ là mãi mãi Tài phiệt Jews điều khiển tương lai thế giới thông qua nợ công. Hiểu chi tiết nợ công của 1 quốc gia sẽ biết được tương lai quốc gia đó Các bước để một quốc gia mang nợ công 1, Khi người dân ở quốc gia A muốn mua hàng của quốc gia B,C,D. thì chính phủ của nước A sẽ vay tiền từ quốc gia B, C, D để thanh toán vì A không thể in tiền của B,C,D. Từ đó A có nợ công. 2, Quốc gia A vay tiền từ quốc gia B,C,D và thế chấp tài sản( Bất động sản,tài nguyên, thuế của người dân trong tương lai ) cho quốc gia B,C,D. 3, Người dân mua hàng hóa từ nước ngoài và lấy tiền từ :

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.