Nội dung text Bài 7. Sự thật trong tác phẩm kí.docx
Trường:....................................................... Tổ:............................................................... Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 7 – SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phong sự và hồi kí như: tính phi hư cấu, một số thể loại nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp của các chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết… - Phân tích, đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm kính đối với người đọc và tiến bộ xã hội. - Hiểu được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật để vận dụng một cách hiệu quả trong giao tiếp. - Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. - Biết trình bày ý kiến về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. 2.1 Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,...
3. Về phẩm chất - Có cái nhìn tinh tế, sâu sắc về hiện thực; biết trân trọng những quyết định, hành động hướng về lý tưởng cao đẹp NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc ● Tri thức ngữ văn ● Nghệ thuật băm thịt gà (Trích Việc làng) ● Bước vào đời (Trích Nhớ nghĩ chiều hôm) Thực hành tiếng Việt ● Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật Viết ● Viết bài nghị luận liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình, xã hội) Nói và nghe ● Trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình, xã hội) Củng cố mở rộng ● Thực hành đọc: Vĩ tuyến 17 (Trích gánh gánh…gồng gồng…) B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phong sự và hồi kí như: tính phi hư cấu, một số thể loại nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp của các chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết…
2. Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất: Có cái nhìn tinh tế, sâu sắc về hiện thực; biết trân trọng những quyết định, hành động hướng về lý tưởng cao đẹp II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: Hoàn thàn bảng K – W – L nhắc lại kiến thức về kí đã học ở lớp 11 và cấp THCS Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Hoàn thàn bảng K – W – L nhắc lại kiến thức về kí đã học ở lớp 11 và cấp THCS Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học HS chia sẻ những điều đã học về kí
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phong sự và hồi kí như: tính phi hư cấu, một số thể loại nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp của các chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết… b. Nội dung thực hiện: Phát vấn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: Đọc phần tri thức ngữ văn và cho biết thế nào là phóng sự, thế nào là hồi kí? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản 1. Phóng sự Phóng sự xuất hiện trên cơ sở sự phát triển của báo chí hiện đại, thường được xem là một thể loại thuộc tính hình kí. Phóng sự cung cấp cho người đọc cái nhìn chân thực về một sự việc, hiện tượng, thường là đặc biệt, có ý nghĩa thời sự, diễn ra trong đời sống xã hội đương thời. Phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao khi dùng sự thật để phản bác những nhận thực còn sai lệch và khẳng định điều tốt đẹp trong đời sống, tác động tích cực đén nhận thức của người đọc. Tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những đặc điểm cốt lõi của một bài phóng sự. Để đảm bảo sự xác thực và độ tin cậy của thông tin, người viết phóng sự thường dùng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, ghi chép tại chỗ,… Với phóng sự, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, tác giả còn có thể sử dụng các thủ pháp hư cấu ở một mức độ nhất định nhằm làm cho câu chuyện và các sự kiện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những