Nội dung text ĐỀ 9 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025 (CV7991).docx
Câu 9. Cho dòng điện I chạy qua hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp. Xét trong cùng một khoảng thời gian thì mối liên hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi điện trở và giá trị các điện trở là A. B. C. D. Câu 10. Một điện tích điểm q = 5.10 -7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10 -2 N. Cường độ điện trường tại M có độ lớn là A. 2,4.10 5 V/m. B. 12.10 -6 V/m. C. 1,2 V/m. D. 1,2.10 5 V/m. Câu 11. Hai tụ điện có điện dung C 1 = 2 μF; C 2 = 8 μF mắc nối tiếp nhau. Điện dung của bộ tụ bằng A. 10 μF. B. 6 μF. C. 1,6 μF. D. 0,625 μF. Câu 12. Một Acquy có suất điện động E = 2V, có dung lượng q = 240 Ah. Điện năng của Acquy đó bằng A. 120 J. B. 480 J. C. 480 kJ. D. 1728 kJ. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Cho hai bản kim loại phẳng có độ dài l = 5 cm giống nhau, tích điện trái dấu và đặt song song, cách nhau một khoảng d = 3 cm. Giữa hai bản kim loại có một hiệu điện thế U = 900 V như hình vẽ. Một electron bay vào không gian giữa hai bản theo phương nằm ngang với tốc độ ban đầu là 2,5.10 7 m/s. Coi điện trường giữa hai bản kim loại là điện trường đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực. Biết m e = 9,1.10 -31 kg và độ lớn điện tích của electron là 1,6.10 -19 C. a. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ có độ lớn 300 V/m. b. Quỹ đạo chuyển động của electron có dạng Parabol mở về phía bản dương. c. Gia tốc theo phương vuông góc với quỹ đạo ban đầu do lực điện gây ra có độ lớn xấp xỉ 5,27.10 15 m/s 2 . d. Nếu ban đầu electron bắt đầu tại vị trí cách bản dương một khoảng 1,5 cm thì hạt sẽ chạm bản trên trước khi bay ra khỏi vùng điện trường. Câu 2. Một hộ gia đình sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho các thiết bị trong nhà. Hệ thống này bao gồm hệ thống pin mặt trời có công suất 1000W và một bộ lưu trữ năng lượng (pin) có dung lượng 10 kWh. Giả sử: Hệ thống pin mặt trời hoạt động 6 giờ mỗi ngày với hiệu suất chuyển đổi năng lượng là 18%. Giá điện trung bình từ lưới điện quốc gia là 2.500 đồng/kWh. Hệ thống pin năng lượng mặt trời và bộ lưu trữ có giá thành là 35.000.000 đồng và tuổi thọ 50 năm. Các thiết bị trong nhà sử dụng tổng công suất 500W và sử dụng xuyên suốt 6 giờ mỗi ngày. Một năm có 12 tháng và trung bình mỗi tháng có 30 ngày. a. Nếu hộ gia đình không sử dụng hệ thống điện mặt trời và thay vào đó sử dụng điện từ lưới, thì mỗi tháng họ phải trả tiền điện là 225.000 đồng. b. Hệ thống năng lượng mặt trời có thể cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các thiết bị trong nhà trong một ngày. c. Hệ thống pin mặt trời giúp hộ gia đình tiết kiệm được khoảng 45% chi phí điện hàng tháng. d. Tổng chi phí mua và lắp đặt hệ thống pin mặt trời (gồm tấm pin và bộ lưu trữ) có thể được hoàn vốn trong vòng 36 năm nếu tính toán dựa trên số tiền tiết kiệm được từ việc sử dụng điện mặt trời thay vì điện từ lưới. Làm tròn chữ số đến hàng triệu. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Hai điện tích điểm q 1 , q 2 được đặt cách nhau một khoảng r = 0,3 m trong chân không thì lực tương tác giữa chúng bằng F. Nếu ta tăng khoảng cách giữa chúng lên gấp 2 lần thì lực tương tác giữa chúng bằng F’. Tính tỉ số giữa F’ và F.
Câu 2. Một hạt proton di chuyển trong điện trường đều từ điểm A có điện thế V A = 200 V đến điểm B có điện thế V B = 50 V. Công của lực điện bằng x.10 -18 J, biết q p = 1,6.10 -19 C. Tìm x. Câu 3. Một bình điện phân chứa dung dịch CuSO 4 hoạt động với dòng điện 2 A trong 30 phút, dùng để mạ đồng cho một vật kim loại, xem như toàn bộ điện lượng đều được dùng để thực hiện quá trình trên. Biết đương lượng điện hóa là A = 3,3×10 −4 g/C. Khối lượng đồng bám vào vật kim loại bằng bao nhiêu g? (chữ số thập phân thứ hai). Câu 4. Một bóng đèn có ghi 12 V – 24 W được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 10V. Tính tỉ số công suất thực tế với công suất định mức của bóng đèn. (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai). Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,5 điểm). Ở nhiệt độ , một dây kim loại có điện trở suất , dài 2 m và có tiết diện 1mm 2 . Hệ số nhiệt điện trở của kim loại này là = 4,3.10 -3 K -1 và giá trị điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ theo hàm bậc nhất: . Biết (K). a. Tính điện trở của dây ở nhiệt độ (0,5 điểm). b. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi đặt một hiệu điện thế U = 3 V vào hai đầu dây dẫn, biết rằng tại thời điểm đó, nhiệt độ của dây dẫn đạt (0,75 điểm) c. Nếu ta đặt hiệu điện thế U vào hai đầu dây dẫn như trên mà không có bất kì một thiết bị khác thì trong mạch xảy ra hiện tượng gì? Có nguy hiểm hay không? (0,25 điểm) Câu 2 (1,5 điểm). Một bộ nguồn gồm 12 pin được mắc như hình vẽ; suất điện động và điện trở trong của các pin giống nhau: E = 3 V; r = 0,15 Ω. a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này. (0,5 điểm) b. Nếu mắc nối tiếp một bóng đèn 6 V – 24 W và một điện trở R vào mạch ngoài thì thấy đèn sáng bình thường. Tính điện trở R. (1,0 điểm)
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích do điện tích đó tạo ra và đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các điện tích được gọi là A. điện trường. B. điện thế. C. điện lượng. D. thế năng điện. Hướng dẫn giải Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích do điện tích đó tạo ra và đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các điện tích. Câu 2. Xét các phát biểu sau về cường độ điện trường, có bao nhiêu phát biểu đúng? Phát biểu 1: Cường độ điện trường tại một điểm tỉ lệ thuận với điện tích thử đặt tại điểm đó. Phát biểu 2: Cường độ điện trường tại một điểm chỉ phụ thuộc vào các điện tích gây ra điện trường, không phụ thuộc vào điện tích thử. Phát biểu 3: Cường độ điện trường tại một điểm do một điện tích điểm gây ra tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến điện tích đó. Phát biểu 4: Nếu lực điện tác dụng lên điện tích thử q bằng 0 thì chắc chắn điện tích thử có độ lớn q = 0. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Hướng dẫn giải Phát biểu 1 – Sai: Cường độ điện trường tại một điểm không phụ thuộc vào điện tích thử đặt tại điểm đó. Phát biểu 2 – Đúng: Cường độ điện trường phụ thuộc vào các điện tích gây ra điện trường và không phụ thuộc vào điện tích thử đặt tại đó. Phát biểu 3 – Đúng: Cường độ điện trường tại một điểm do điện tích gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r: Phát biểu 4 – Sai: Nếu lực điện tác dụng lên một điện tích thử tại một điểm bằng 0 thì có khả năng cường độ điện trường tổng hợp tại điểm đó có độ lớn bằng 0 hoặc độ lớn điện tích q = 0. Câu 3. Mối liên hệ giữa thế năng tĩnh điện W của điện tích thử q và điện thế V ở điểm đặt điện tích thử là A. B. C. D. Hướng dẫn giải Mối liên hệ giữa thế năng tĩnh điện W của điện tích thử q và điện thế V ở điểm đặt điện tích thử là Câu 4. Một loại cảm biến báo mực nước sử dụng nguyên lý tụ điện: hai bản kim loại phẳng được đặt song song theo chiều thẳng đứng trong bồn nước. Khi mực nước dâng lên giữa hai bản, điện dung của tụ điện thay đổi. Biết rằng nước có hằng số điện môi lớn hơn không khí. Hiện tượng nào sau đây là đúng khi mực nước dâng lên giữa hai bản tụ? A. Điện dung của tụ giảm dần vì nước là môi trường dẫn điện. B. Cường độ điện trường giữa hai bản tăng lên vì khoảng cách giữa các bản tụ giảm. C. Điện dung của tụ tăng lên vì hằng số điện môi giữa hai bản tăng. D. Hiệu điện thế giữa hai bản tăng vì tụ bị ngập trong nước. Hướng dẫn giải Điện dung C là đại lượng đặc trưng của tụ phụ thuộc môi trường điện môi giữa hai bản tụ. Khi mực nước tăng đến giữa hai bản cảm biến sẽ làm môi trường giữa hai bản tụ thay đổi từ không khí thành nước và làm tăng hằng số điện môi nên điện dung tăng. Câu 5. Cường độ dòng điện được xác định bằng A. điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. B. số hạt mang điện chạy qua vật dẫn trong một đơn vị thời gian. C. điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn. D. số hạt mang điện chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một giây.