396 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) MÔ HÌNH TÍCH HỢP BSC-DEMATEL TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ AN INTEGRATED BSC-DEMATEL MODEL FOR RISK ANALYSIS: A CASE OF LOGISTICS ENTERPRISES IN CAN THO CITY NGUYỄN THỊ LỆ THỦY1*, NGUYỄN VĂN CẦN1 , NGUYỄN HỒNG PHÚC1 , HOÀNG LƯU HỒNG ANH1 , THÁI NHƯ MỸ2 , NGUYỄN NHỰT QUANG2 1Khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ *Email liên hệ:
[email protected] Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng mô hình nhận diện và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Mô hình BSC được xây dựng bao gồm bốn khía cạnh với 23 tiêu chí thông qua lược khảo tổng quan và phỏng vấn sâu chuyên gia. Tiếp theo, phương pháp DEMATEL được sử dụng để hình thành các nhóm rủi ro và đánh giá mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, nghiên cứu xác định mức độ quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Nghiên cứu được thực hiện với các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại thành phố Cần Thơ nhằm giúp các doanh nghiệp sớm nhận diện và thích ứng với các thách thức cũng như quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Từ khoá: Doanh nghiệp logistics, Đánh giá rủi ro, Mô hình BSC-DEMATEL, Thành phố Cần Thơ. Abstract The research was conducted to build a model to identify and assess risks of logistics service providers. The BSC model was built to include four aspects with 23 criteria through an overview and in-depth interviews with experts. Next, the DEMATEL method is used to evaluate the relationships among them. From there, the study determines the importance and influence of the factors. A case study of logistics businesses in Can Tho city was conducted to help businesses identify and adapt to challenges as well as manage risks effectively. Keywords: Risk analysis, An integrated BSC- DEMATEL, Logistics service providers (LSP), Can Tho city. 1. Giới thiệu Dịch vụ logistics đã góp phần mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ và những lợi ích to lớn mà nhà cung cấp dịch vụ logistics mang lại cho doanh nghiệp thì các nhà cung cấp dịch vụ logistic phải luôn nổ lực hết mình tư vấn cho doanh nghiệp về quy trình sản xuất, lượng hàng hóa cần sản xuất và lượng hàng hóa cần dự trữ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dịch vụ logistics cung ứng dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng đúng thời gian và địa điểm với chi phí thấp nhất. Hơn nữa, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thực hiện nghiên cứu nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ logistics có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng chủ động tìm kiếm các yếu tố đầu vào ở nước ngoài có chi phí rẻ cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp nội địa. Nhờ vậy, dịch vụ logistics gắn kết nền kinh tế nội địa với nền kinh tế quốc tế, hỗ trợ hiệu quả quá trình mở cửa kinh tế của các quốc gia [1]. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp dịch vụ logistics phải đối mặt với những khó khăn, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát, doanh nghiệp dịch vụ logistics đã gặp phải nhiều thách thức. Điển hình như việc mọi hoạt động bị trì hoãn, đảo lộn và đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong hai năm trở lại đây, doanh nghiệp dịch vụ logistics gặp rất nhiều khó khăn. Những rủi ro xảy ra bất ngờ, xuất hiện một cách đột ngột gây nhiều thiệt hại, tổn thất chi phí cũng như ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Trong thực tế, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành. Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7%. Khi đại
397 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) dịch gây ra những tác động tiêu cực đến ngành kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã hoặc lâm vào phá sản dẫn đến nguồn lao động cũng bị ảnh hưởng lớn. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình kinh doanh hoạt động gây thất thoát và để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Để phân tích sự quan tâm và nhận thức của các công ty dịch vụ logistics tại Việt Nam liên quan đến bốn hoạt động quản trị rủi ro chính trong hoạt động logistics, nhóm tác giả cho thấy bốn hoạt động quản trị rủi ro của các luồng vật chất, tài chính, thông tin và tổ chức được đánh giá là quan trọng từ các công ty dịch vụ logistics tại Việt Nam. Việc phân tích và đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động quản lý rủi ro sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các công ty logistics liên quan đến quản trị rủi ro và giúp họ tránh được các rủi ro [2]. Quản lý rủi ro là việc xác định phân tích và kiểm soát những rủi ro có thể đe dọa đến tài sản của doanh nghiệp [3]. Trong nghiên cứu về bộ ba liên quan đến nhà cung cấp, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ logistics, vai trò của nhà vận chuyển được coi là thụ động [4], đa số các nghiên cứu đều đưa ra các rào cản, những rủi ro của nhà cung cấp hoặc khách hàng và có ít nghiên cứu phân tích những rủi ro cũng như rào cản mà nhà cung cấp dịch vụ logistics đối mặt. Hơn nữa, mối quan hệ giữa những rủi ro mà nhà cung cấp dịch vụ logistics đối mặt không được biết đến để hạn chế và có biện pháp ngăn ngừa. Nghiên cứu về dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), một nghiên cứu đã phân tích “sẽ hữu ích hơn nếu hiểu rõ hơn về vai trò mà các công ty cung cấp dịch vụ logistics có thể đảm nhận trong mối quan hệ hợp tác với khách hàng, từ đó có thể xác định, giảm thiểu và loại bỏ hoặc xử lý được các rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng” [5]. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016, đã chỉ ra các lỗ hỏng mà các nhà cung cấp dịch vụ 3PL gặp phải bằng cách nêu ra các rủi ro trong quá trình hoạt động logistics. Bài báo chỉ ra ảnh hưởng của khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ có tác động mạnh mẽ đến rủi ro và cần có sự hợp tác giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ nhằm giảm thiểu rủi ro [6]. Để nhận diện mối tương quan của các rủi ro trong hoạt động logistics, nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí dựa trên bốn yếu tố chính của Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard kết hợp với phương pháp DEMATEL đưa ra các đánh giá nhằm phân cụm nhóm nguyên nhân-kết quả trong đánh giá rủi ro của nhà cung cấp dịch vụ logistics. Quy trình gồm hai giai đoạn và được thực hiện như sau: Giai đoạn 1: Xây dựng bộ nhân tố dựa trên các yếu tố của mô hình Balanced Scorecard (BSC) bao gồm 4 khía cạnh: Một là khách hàng, hai là quy trình nội bộ, ba là đổi mới và đào tạo và cuối cùng là tài chính. Dựa vào 4 khía cạnh của BSC để có thể đưa ra các yếu tố cấu thành các rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Giai đoạn 2: Ứng dụng phương pháp DEMATEL để đánh giá các rủi ro, xác định các rủi ro có chỉ số ảnh hưởng cao nhất đó là những rủi ro tiềm ẩn gây nguy cơ cao có thể xảy ra và gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ logistics. 3. Phương pháp Phương pháp DEMATEL được sử dụng để mô hình hóa những mối quan hệ nhân quả phức tạp giữa các thành phần của một hệ thống. Kết quả đầu ra của phương pháp này là một bản đồ minh họa chiều và cường độ mối liên quan giữa các thành phần của hệ thống. Quy trình thực hiện phương pháp DEMATEL gồm 5 bước: Bước 1: Lập ma trận ảnh hưởng trực tiếp; Bước 2: Tính toán ma trận trung bình; Bước 3: Chuẩn hóa ma trận quan hệ trực tiếp ban đầu; Bước 4: Xây dựng ma trận quan hệ tổng quát; Bước 5: Xác định giá trị ngưỡng và xây dựng bảng đồ chiến lược. Bước 1: Lập ma trận ảnh hưởng trực tiếp Mục đích của phương pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau. Các chuyên gia được mời tham dự những buổi thảo luận với tổ chức cần xây dựng bản đồ chiến lược. Các tổ chức sẽ giới thiệu mục tiêu của họ và các nhân tố có liên quan, và phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng trực tiếp giữa hai nhân tố trên các bản thuyết trình hoặc bằng cách nào đó. Các chuyên gia sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới các nhân tố còn lại. Giả sử có H chuyên gia sẽ tham gia đánh giá mức ảnh hưởng lẫn nhau của n nhân tố. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố i tới nhân tố j được kí hiệu bởi xij và được cho điểm bằng các số nguyên dương có giá trị từ 0 đến 4, với ý nghĩa như sau: 4 = Tác động rất mạnh;
398 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) 3= Tác động mạnh; 2= Tác động vừa phải; 1= Tác động nhẹ; 0= Không tác động; Đánh giá của chuyên gia nằm dưới dạng ma trận n*n được biểu diễn bởi phương trình: (1) Trong đó Xk là ma trận được xác định bởi chuyên gia thứ k. Bước 2: Tính toán ma trận trung bình. Ma trận trung bình cũng được gọi là ma trận quan hệ trực tiếp ban đầu được tính bằng công thức sau: (2) Trong đó, A là ma trận trung bình. Bước 3: Chuẩn hóa ma trận trực tiếp ban đầu khi đó ta thu được ma trận quan hệ trực tiếp ban đầu chuẩn hóa D được tính bằng công thức sau: S= max (max1≤ I ≤ n ∑ aij n j=1 , max1≤ I ≤ n∑ aij n i=1 ) (3) D= [dij]nxn = A s (4) Trong đó D là ma trận ban đầu chuẩn hóa, s là giá trị lớn nhất của tổng các hàng và các cột trong A Tổng mỗi dòng j của ma trận D thể hiện ảnh hưởng của rủi ro j tới các rủi ro khác và max1≤ I ≤ n ∑ dij n i=1 thể hiện rủi ro và sức ảnh hưởng mạnh nhất tới các rủi ro khác. Tương tự tổng mỗi cột i thể hiện ảnh hưởng trực tiếp của các rủi ro khác lên rủi ro i và max1≤ i ≤ n ∑ aij n j=1 . Bước 4: Tính toán ma trận ảnh hưởng tổng quát (cả trực tiếp và gián tiếp). Tổng các lũy thừa (D2+ D3 +...+Dk ) của ma trận D biểu diễn ma trận ảnh hưởng gián tiếp giữa các rủi ro, vì 0 ≤ dij < 1 nên Dk = 0. Do đó, ma trận ảnh hưởng tổng quát T được tính như sau: T = (D2+D3+...+Dk ) T = (I+D+D2+...+Dk-1 ) = lim1-∞ D ( I−D k I−D ) = D(I-D)-1 (5) Bảng 1. Bộ nhân tố rủi ro dựa trên mô hình thẻ điểm cân bằng BSC Các khía cạnh BSC Rủi ro Kí hiệu Mô tả Nguồn Khía cạnh khách hàng Rủi ro lập kế hoạch và dự báo A1 Thiếu dự báo nhu cầu của khách hàng, hoặc nhu cầu khách hàng thay đổi Pujawan và Geraldin, 2008 [8]; Sanchez-Rodriguez và cộng sự 2010a [9] Thiếu niềm tin và tính cơ hội khách hàng A2 Mối quan hệ căng thẳng với khách hàng và tính cơ hội của khách hàng như: ưu tiên nhà cung cấp dịch vụ logistics khác nhiều ưu đãi hơn. Tsai và cộng sự, 2012 [10] Rủi ro phụ thuộc A3 Xảy ra khi thiếu khách hàng thay thế khi thực hiện xong hợp đồng, cơ sở khách hàng hạn chế, rủi ro kiện tụng từ phía khách hàng Rủi ro về quyền sở hữu trí tuệ A4 Xảy ra do mất kiểm soát và rủi ro mất thông tin độc quyền cho khách hàng Chopra và Sondhi, 2004 [11]; Rủi ro chia sẻ thông tin A5 Thiếu thông tin phản hồi đánh giá tiêu cực của khách hàng Li et al., 2015 [12]; Sanchez- Rodriguez et al., 2010a [9]; Tsai et al., 2012 [10]; Zhang et al., 2012 [13] Rủi ro/Rào cản văn hóa/ngôn ngữ A6 Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa Manuj và Mentzer, 2008 [14] Rủi ro liên quan đến thanh toán A7 Khách hàng thanh toán chậm, trì hoãn việc thanh toán Smeltzer và Siferd, 1998 [15]
399 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) Trong đó T biểu diễn ma trận ảnh hưởng tổng quát Các khía cạnh BSC Rủi ro Kí hiệu Mô tả Nguồn Khía cạnh quy trình nội bộ Rủi ro về thiết kế và lập kế hoạch quy trình B1 Chậm trễ hư hỏng do xử lý, thiết kế lại quy trình Bandaly et al. , 2013 [16]; Canbolat et al. ,2008 [17] Rủi ro về chất lượng dịch vụ B2 Một số lỗi của vận chuyển gây ra hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hóa Danielis et al., 2005 [18]; Giunipero et al., 2004 [19]; Skorna et al., 2009 [20] Rủi ro về thời gian thực hiện B3 Thời gian thực hiện không đúng hợp đồng Pujawan and Geraldin, 2009 [21] Rủi ro về sự cố B4 Các sự cố không mong muốn như mâu thuẩn nội bộ, lỗi phần mền, hay phương tiện hư hỏng trong quá trình làm việc... Rủi ro công nghệ thông tin và chia sẻ thông tin B5 Liên quan đến việc quản lý hệ thống thông tin của công ty cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin: rò rỉ thông tin bí mật của công ty, vấn đề bảo mật thông tin (liên quan đến bảo mật dữ liệu khách hàng) Sanchez-Rodriguez et al., 2010b [22]; Selviaridis et al., 2008 [23] Rủi ro thiếu linh hoạt B6 Thiếu khả năng xử lý những thay đổi về khối lượng hoặc thay đổi trong kế hoạch tuyến đường. Song song đó là việc không thỏa mãn tốt những đòi hỏi đặc biệt nào đó của khách hàng. Morash and Clinton, 1997 [24]; Sharma and Bhat, 2014 [25] Rủi ro hợp tác và phụ thuộc giữa các đối tác B7 Đình công, thiếu nguồn lao động sẵn có Pujawan and Geraldin, 2008 [8]; Sanchez-Rodriguez et al., 2010b [22] Rủi ro về tính bền vững B8 Thiếu khả nắm bắt được cơ hội và lợi thế cạnh tranh, mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng Bolis et al., 2014 [26]; Mangla et al., 2014a [27] Rủi ro liên quan đến đóng gói/lưu trữ và tồn kho B9 Bao bì không phù hợp, hàng hóa không phù hợp, thiếu kho bãi lưu trữ Pujawan and Geraldin, 2008 [8] Gián đoạn B10 Xảy ra do đình công hoặc trậm trễ trong vận chuyển do tai nạn, thiên tai hoặc sử chậm trễ của hải quan Harland và cộng sự, 2003 [28]; Pujawan và Geraldin, 2009 [21]; Sanchez-Rodriguez và cộng sự, 2010b [22] Rủi ro nằm ngoài phạm vi bảo hiểm B11 Là những trường hợp tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường Jharkharia và Shankar, 2007 [29]; Selviaridis và cộng sự, 2008 [23] Rủi ro thời tiết B12 Chậm trễ trong giao thông vận tải do thiên tai ( hỏa hoạn, dịch bệnh....) Ahmadi-Javid and Seddighi, 2013 [30] Khía cạnh đổi mới và đào tạo Thiếu nhân lực có bằng cấp phù hợp C1 Khan hiếm lao động chất lượng cao, cạnh tranh trong ngành Bổ sung từ phỏng vấn chuyên gia Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm làm việc C2 Lao động thiếu trình độ, kỹ năng chuyên môn, thiếu kiến thức chuyên ngành Tsai và cộng sự, 2012 [10] Khía cạnh tài chính Rủi ro do tỷ giá hối đoái, thuế và giá nhiên liệu D1 Biến động lãi suất, biến động về giá cả hàng hóa, cạnh tranh về giá và ưu đãi Pujawan and Geraldin, 2009 [21]; Sanchez-Rodriguez et al., 2010b [22]; Rủi ro thu hồi nợ từ đối tác và doanh nghiệp thiếu khả năng tiếp cận vốn D2 Khách hàng nợ lâu, doanh nghiệp thu hồi vốn chậm và tiếp cận với với các chính sách vay vốn kém, hoặc thiếu thông tin từ các chính sách hỗ trợ. Harland và cộng sự, 2003 [28]; Rangel và cộng sự, 2014 [31];