Nội dung text 1.1.HS.BỘ 1000 CÂU ĐÚNG SAI - HÓA 10 - CHƯƠNG 1.pdf
BỘ 1000 CÂU ĐÚNG SAI THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới
Câu 1. Khi nói về cấu tạo nguyên tử, nguyên tử gồm: a. Các hạt electron ở lớp vỏ và neutron, proton ở trong hạt nhân. b. Hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ mang điện âm. c. Các hạt proton và neutron. d. Các hạt proton và electron. Câu 2. Khi nói về số khối, các phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Số khối bằng tổng số hạt proton và electron. b. Số khối là số nguyên. c. Số khối bằng tổng số hạt proton và neutron. d. Số khối kí hiệu là Z. Câu 3. Một nguyên tố hoá học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì một số lý do: a. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối. b. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. c. Hạt nhân có cùng số neutron nhưng khác nhau về số electron. d. Hạt nhân có cùng số proton và số electron. Câu 4. Các đồng vị của nguyên tố hóa học có thể được phân biệt bởi một số yếu tố. Các yếu tố sau đây là đúng hay sai? a. Số neutron. b. Số electron hoá trị. c. Số proton. d. Số khối. Câu 5. Cho các phát biểu sau: a. Tất cả hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và neutron. b. Trong nguyên tố số proton bằng số electron. c. Trong nguyên tử số neutron luôn bằng số hiệu nguyên tử Z. d. Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở khối lượng của hạt nhân nguyên tử. Câu 6. Carbon có hai đồng vị tự nhiên chính là carbon-12 (12C) và carbon-13 (13C). Carbon- 12, chiếm 98.93% tổng số nguyên tử carbon, có 6 proton và 6 neutron. Carbon-13, chiếm 1.07%, có 6 proton và 7 neutron, thường dùng trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, carbon CHƯƠNG NGUYÊN TỬ 1
còn có đồng vị phóng xạ là carbon-14 (14C), dùng trong phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ. Các đồng vị của carbon khác nhau về: a. Số hiệu nguyên tử. b. Số A. c. Số neutron. d. Cấu hình electron. Câu 7. Nguyên tử X, Y, Z có kí hiệu nguyên tử lần lượt: 8X 16 , 8X 17 , 8X 18 . a. X, Y, Z là ba nguyên tử có cùng số neutron. b. X, Y, Z là ba nguyên tố có cùng số proton. c. X, Y, Z là các đồng vị của ba nguyên tố khác nhau. d. X, Y, Z là ba đồng vị của cùng một nguyên tố. Câu 8. Oxygen có 3 đồng vị 8O 16 , 8O 17 , 8O 18 . a. Số proton của chúng lần lượt là 8, 9, 10. b. Số khối của chúng lần lượt là 16, 17, 18. c. Số neutron của chúng lần lượt là 8, 9, 10. d. Trong mỗi đồng vị số neutron lớn hơn số proton. Câu 9. Cho phát biểu sau : a. Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton = số electron = số điện tích hạt nhân. b. Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối. c. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. d. Số proton = điện tích hạt nhân. Câu 10. Potassium là nguyên tố hoá học ký hiệu K, còn gọi là bồ tạt (mặc dù bồ tạt để chỉ tới hợp chất K2CO3 thì chính xác hơn). Potassium nguyên tố là kim loại kiềm mềm, có màu trắng bạc. Cấu hình electron của nguyên tử là 1s22s22p63s23p64s1 . a. Nguyên tử của nguyên tố K có 1 electron độc thân. b. Số hạt neutron trong hạt nhân nguyên tử K là 20. c. Trong nguyên tử K có tổng 39 hạt cơ bản. S .58 hạt. d. K có thể tạo thành ion K+ .
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Cho phát biểu sau : a. Hiệu nguyên tử của nguyên tố R là 13. b. Nguyên tố R có số n = 9. c. Cấu hình e lớp ngoài cùng của R là 3s23p1 . d. Tổng số mang điện của nguyên tố R là 13. Câu 12. Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. a. R là nguyên tố Mg. b. Cấu hình e lớp ngoài cùng của R là 1s22s2 2p6 . c. Nguyên tố R có số khối là 23. d. Cấu hình electron của R là : 1s22s22p63s1 . Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. a. Cấu hình electron của Y là 1s22s22p62d2 . b. Nguyên tố Y có p = e = n. c. Nguyên tố Y có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. d. Nguyên tố Y có số khối gấp đôi số p và bằng 24. Câu 14. Cho 5 nguyên tố A, X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử là các số tự nhiên liên tiếp nhau và tăng dần. Tổng số hạt mang điện trong 5 nguyên tử của 5 nguyên tố trên bằng 100. a. Nguyên tố A là oxygen và T là nguyên tố Magnesium. b. A, X, Y thuộc loại là nguyên tố p. c. Z, T thuộc cùng một nhóm. d. Z, T thuộc loại là nguyên tố phi kim. S. Kim loại (Z = Na, T=Mg) Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d1 . a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là 3s23p63d1 . b. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là 19. c. Cấu hình electron đầy đủ của R là 1s22s22p63s23p63d14s2 . d. Nguyên tố R có tổng số e bằng 21. Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p,n,e bằng 18. Số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. a. Số electron độc thân của nguyên tử R là 1. b. Cấu hình e của R : 1s22s22p2 . c. Số hạt neutron nhiều hơn số hạt proton là 2. d. Nguyên tố R có số e = n = 6. Câu 17. Nguyên tử nguyên tố X có Z = 17. a. Số electron thuộc lớp ngoài cùng của X là 5.