PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đồ họa Web _ Chương 1.pdf

3 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ ĐỒ HỌA Chương này giới thiệu các vấn đề cơ bản về nhận thức thị giác, bao gồm lực thị giác, trường thị giác, cân bằng, hình dạng và chuyển động thị giác. Các khái niệm này là nền tảng quan trọng không chỉ trong đồ họa mà còn trong cảm nhận và sáng tạo hình ảnh. Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nghệ thuật trong tạo hình, điểm nét diện và các yếu tố quan trọng khác như phông, hình khối, ánh sáng, màu sắc, không gian, và chất liệu. Những yếu tố này cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách thức tạo dựng hình ảnh và thiết kế đồ họa. Chương còn đề cập đến các vấn đề về tỷ lệ trong thiết kế, bao gồm tỷ lệ vàng và nhịp điệu. Sự hiểu biết về tỷ lệ không chỉ giúp tạo ra những thiết kế cân đối, hài hòa mà còn là chìa khóa để tạo ra sự thu hút trong tác phẩm. Cuối cùng, chương này cung cấp cái nhìn sâu sắc về một số nguyên tắc thiết kế đồ họa cơ bản, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức và mục đích của thiết kế trong thế giới đồ họa. 1.1. Những vấn đề cơ bản của nhận thức thị giác Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất xung quang ta là sự tồn tại của không gian ba chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác. Trong đó, thị giác thu nhiều thông tin nhất. Nhưng, để cảm nhận được không gian thị giác cần có những điều kiện nhất đinh như ánh sáng, màu sắc. Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể đó ánh sáng phản xạ đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể. Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy loại ánh sáng, màu sắc ánh sáng và cường độ ánh sáng mà hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp. Chính vì vậy hiệu quả của vật tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Thông qua ánh sáng làm rõ khối, không gian, màu sắc của hình thể, vật thể. Như ví dụ hình (H1.1) ánh sáng làm rõ phông và hình. Còn hình (H1.2) do ánh sáng yếu nên không làm rõ hình và nên mắt người có ít thông tin về hình, nền hay không gian. Hình vẽ 1.1: Ánh sáng rõ Hình vẽ 1.2: Ánh sáng yếu
4 Ở đây ta mới chỉ bàn đến ánh sáng trắng, ngoài ra còn ánh sáng màu và giá trị thẩm mỹ của chúng khi tác động đến hình thể. Tất cả những kiến thức về ánh sáng sẽ được phân tích kỹ ở mục “Ánh sáng” ở phần sau. Vậy nên ở đây chỉ mang tính giới thiệu đến điều kiện để mắt người có thể nhìn thấy vật thể, hình thể trong một không gian cụ thể. Màu sắc: Nếu chỉ xét ánh sáng thôi thì mắt người vẫn có thể nhìn thấy vật thể, hình thể. Nhưng nếu có màu sắc thì hiệu quả về cảm quan sẽ càng rõ rệt. Màu sắc sẽ giúp người nhìn có nhiều thông tin hơn. Ví dụ: nhìn một quả táo màu đỏ biết đó là táo chín, phân biệt được đâu là dòng sông trong xanh, đâu là dòng sông bẩn .... bởi xét cho cùng nếu không có màu sắc thì ta chỉ nhìn thấy 2 quả táo xanh và chín đỏ đều là màu ghi, hay dòng sông sạch hay bẩn cũng là một màu xám. Như vậy màu sắc cũng là những yếu tố quan trọng để truyền tải thông tin đến thị giác, là một trong những điều kiện để cảm nhận thị giác. Phần “màu sắc” sẽ được phân tích kỹ ở phần sau. 1.1.1. Lực thị giác 1.1.1.1. Khái niệm lực thị giác Trong trạng thái bình thường thì mắt người luôn có xu hướng tìm kiếm một đối tượng nào đó theo sự chỉ đạo của bộ não. Ví như tìm một người quen trong đám đông, tìm một chùm chìa khóa bị mất, hay đơn giản là nhìn đường để di chuyển... Tuy nhiên cũng có nhiều tình huống khiến con người chú ý nhìn một đối tượng nào đó mà không có sự chỉ đạo trước của não bộ như trong một đám đông mặc đồ trắng lại có một người mặc đồ màu đen thì ngay lập tức chúng ta sẽ chú ý đến người mặc đồ đen, hay giữa rừng cây màu xanh có một cây lá màu đỏ ta sẽ bị thu hút bởi tán cây màu đỏ... Nếu được hỏi lý do “vì sao bạn lại chú ý nhìn những đối tượng đó ?” thì đa số sẽ trả lời rằng “vì nó khác biệt”, Vậy tại sao sự khác biệt đó khiến chúng ta phải chú ý ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiếu lực thị giác qua hai ví dụ thực tế như sau: Ví dụ: Bạn nhận được một hộp quà nhưng khi mở ra trong hộp trống rỗng. Bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng, do 2 lý do: - Do tâm lý chờ đợi. - Sự chú ý của mắt (sức căng của mắt) không có một đối tượng nào đế đặt vào. Giải thích: Đó là sự mất cân bằng giữa sức căng của mắt và lực hút của đối tượng thị giác. Ví dụ 2: Lấy 2 tờ giấy trắng khổ A4, một tờ giấy bạn hãy vẽ 1 hình tròn tô màu đen, tờ giấy còn lại để màu trắng. Hình vẽ 1.3: Lực thị giác yếu Hình vẽ 1.4: Lực thị giác mạnh
5 Khi đặt 2 tờ giấy này trên bàn, mắt chúng ta sẽ bị thu hút bởi tờ giấy hình (H1.4) có chấm đen. Giải thích: Đó là do chấm đen ở tờ giấy hình (H1.4) sinh ra một lực tương ứng với sức căng của mắt. Ta gọi đó là lực thị giác. Như vậy: Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý tập trung của mắt đến một đối tượng nào đó trong một không gian bất kỳ. Tuy nhiên lực thị giác còn bị chi phối bởi cảm quan của thị giác đối với vị trí đặt tín hiệu thị giác. Ví dụ: Hình vẽ 1.5: Lực thị giác phục thuộc vào vị trí đặt tín hiệu thị giác Trong hình (H1.5) rất nhiều tín hiệu thị giác có kích thước bằng nhau, nhưng mắt người xem lại luôn bị thu hút bởi tín hiệu ở giữa trước. Đồng thời tạo cho ta cảm giác những tín hiệu bên ngoài có xu hướng rời khỏi mặt phẳng. Như vậy rõ ràng ở đây có một cấu trúc ẩn nào đó đang chi phối mắt chúng ta. Đó chính là sơ đồ cấu trúc ẩn của hình vuông (H1.6). Cấu trúc được xác định bởi các trục vuông góc, các đường chéo, các góc và tâm. Hình vẽ 1.6: Sơ đồ cấu trúc ẩn của hình vuông
6 Cấu trúc này chi phối hầu hết các liên kết giữa mặt phẳng và các tín hiệu thị giác có trên mặt phẳng đó. Ta gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng. Mỗi một dạng hình phẳng khác nhau có cấu trúc ẩn khác nhau. Cấu trúc ẩn của hình gây ra cảm giác về hướng của các tín hiệu thị giác trong không gian. Tín hiệu thị giác khi xuất hiện dọc theo các trục cấu trúc của hình vuông và các đường chéo có xu hướng cân bằng về hai phía của trục cấu trúc và các đường chéo. Tín hiệu xuất hiện ở điếm giữa của khoảng cách từ tâm đến bốn góc, từ tâm đến bốn đường biên thì có xu hướng bị hút về tâm. Kết luận : Lực thị giác (ấn) ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi di động xa tâm. 1.1.1.2. Cường độ lực thị giác Bản thân mỗi một đối tượng hình thể sinh ra một trường lực thị giác tương ứng với kích thước của chính hình thể đó. Khi các đối tượng hình thể này đặt cạnh nhau sẽ tương tác trường lực với nhau. Tuy nhiên chúng tương tác với nhau như thế nào chúng ta sẽ cùng phân tích qua ví dụ sau: Vẽ 3 hình bất kỳ và đặt cách nhau một khoảng nhỏ hơn kích thước của hình vẽ - hình minh họa (H1.7). Vẽ 3 hình tương tự như hình (H1.7) và đặt cách nhau một khoảng lớn hơn kích thước của hình vẽ - hình minh họa (H1.8) Hình vẽ 1.7: Cường độ lực thị giác mạnh Hình vẽ 1.8: Cường độ lực thị giác yếu Ở hình (H1.7) tạo cảm giác các hình liên kết với nhau như một tập hợp. Trong khi đó các hình ở (H 1.8) lại có cảm giác rời rạc. Những cảm giác trên có được là do mức độ lớn nhỏ khác nhau của khoảng cách giữa các hình vẽ. Hình vẽ 1.9: Phân tích cường độ lực thị giác

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.