PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 7 Ôn tập chương 2.pdf

SIÊU DỰ ÁN TÀI LIỆU HÓA 12–CT MỚI (7 NHÓM) – THẦY TRẦN THANH BÌNH TỔ CHỨC 1 BÀI 7: TỔN N CH N 2 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT B. BÀI TẬP VẬN DỤN CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA Câu 1. [KNTT - SGK] Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai? a) Trong các chất trên, có hai monosaccharide, hai disaccharide và hai polysaccharide. b) Cấu tạo phân tử các chất trên đều có nhiều nhóm hydroxy. c) Glucose và fructose có thể chuyển hoá qua lại với nhau trong môi trường kiềm Hướng dẫn giải a) Đúng. b) Đúng. c) Đúng Câu 2. [KNTT - SGK] Giải thích các hiện tượng sau: a) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy có vị ngọt. b) Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. c) Nhỏ dung dịch iodine lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh tím. Hướng dẫn giải a) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ trong nước bọt có enzyme amylase thủy phân một phần tinh bột thành maltose và glucose nên có vị ngọt. b) Khi chuối chín thì tinh bột chuyển thành glucose nên mới có phản ứng tráng gương. c) Miếng chuối xanh có tinh bột nên khi nhỏ dung dịch iodine lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh tím. I. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng - Độ ngọt: Fructose > maltose > saccharose > glucose. II. Cấu tạo phân tử ♦ Saccharose: Công thức phân tử C12H22O11 - Gồm 1 đơn vị α – glucose và 1 đơn vị β – fructose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1, 2 – glycoside. - Chỉ có dạng mạch vòng, không có nhóm -OH hemiacetal ♦ Maltose: Công thức phân tử C12H22O11 (đồng phân của saccharose) - Gồm 2 đơn vị α – glucose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1, 4 – glycoside. - Có cả dạng mạch vòng và mạch hở, có nhóm -OH hemiacetal (1) Nhóm OH có thể ở vị trí α hoặc β.
SIÊU DỰ ÁN TÀI LIỆU HÓA 12–CT MỚI (7 NHÓM) – THẦY TRẦN THANH BÌNH TỔ CHỨC 2 Câu 3. [KNTT - SGK] Cồn sinh học được dùng làm nhiên liệu sạch, được sản xuất thông qua quá trình lên men các chất hữu cơ như tinh bột, cellulose. Tính khối lượng ethanol thu được từ một tấn mùn cưa chứa 45% cellulose về khối lượng, biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%. Hướng dẫn giải 2 5 C H O 6 10 5 n 6 12 6 2 5 H C 1x45x H O nC H O 2nC 2x46x70 m 0 179 100x16 H 0 H O 2x10 ( , tan) )   (    CÂU HỎI SÁCH BÀI TẬP Câu 1. [KNTT - SBT] Carbohydrate là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là A. (CnH2)m. B. Cn(H2O)m. C. CnH2n. D. CnH2nO2. Hướng dẫn giải Đáp án: B Câu 2. [KNTT - SBT] Công thức phân tử của saccharose là A. C5H10O5. B. C6H12O6. C. C12H22On. D. (C6H10O5)n. Hướng dẫn giải Đáp án: C Câu 3[KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây về cấu tạo của glucose không đúng? A. Có cả dạng mạch hở và mạch vòng. B. Có chứa nhóm chức aldehyde. C. Có chứa năm nhóm hydroxy. D. Có chứa nhóm ketone. Hướng dẫn giải Đáp án: D Câu 4. [KNTT - SBT] Phản ứng nào sau đây không phải là tính chất của glucose? A. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. B. Phản ứng với thuốc thử Tollens. C. Phản ứng lên men tạo ethanol. D. Phản ứng với carboxylic acid tạo ester. Hướng dẫn giải Đáp án: D Câu 5. [KNTT - SBT] Saccharose thuộc loại carbohydrate nào sau đây? A. Monosaccharide. B. Disaccharide. C. Polysaccharide. D. Oligosaccharide.
SIÊU DỰ ÁN TÀI LIỆU HÓA 12–CT MỚI (7 NHÓM) – THẦY TRẦN THANH BÌNH TỔ CHỨC 3 Hướng dẫn giải Đáp án: B Câu 6. [KNTT - SBT] Thuỷ phân một phân tử saccharose tạo thành A. hai phân tử glucose. B. một phân tử glucose và một phân tử fructose. C. hai phân tử fructose. D. một phân tử galactose và một phân tử glucose. Hướng dẫn giải Đáp án: B Câu 7. [KNTT - SBT] Phản ứng đặc trưng của saccharose là A. phản ứng thuỷ phân tạo glucose và fructose. B. phản ứng màu với iodine. C. phản ứng với Cu(0H)2 tạo kết tủa đỏ gạch. D. phản ứng mất màu nước bromine. Hướng dẫn giải Đáp án: A Câu 8. [KNTT - SBT] Tinh bột và cellulose đều là A. disaccharide. B. monosaccharide. C. polysaccharide. D. oligosaccharide. Hướng dẫn giải Đáp án: C Câu 9. [KNTT - SBT] Phản ứng màu với dung dịch iodine là tính chất của chất nào sau đây? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Tinh bột. Hướng dẫn giải Đáp án: D Câu 10. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây về cellulose không đúng? A. Không tan trong nước. B. Là nguồn nguyên liệu sản xuất giấy. C. Có thể phản ứng với HNO3 tạo cellulose nitrate. D. Phản ứng màu với dung dịch iodine Hướng dẫn giải Đáp án: D Câu 11. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. a) Có bao nhiêu chất có thể phản ứng với thuốc thử Tollens?
SIÊU DỰ ÁN TÀI LIỆU HÓA 12–CT MỚI (7 NHÓM) – THẦY TRẦN THANH BÌNH TỔ CHỨC 4 b) Có bao nhiêu chất có thể làm mất màu dung dịch nước bromine? Hướng dẫn giải a) 3 chất: glucose, fructose, maltose b) 2 chất: glucose, maltose Câu 12. [KNTT - SBT] Cho các dung dịch sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. a) Có bao nhiêu dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 tạo phức chất màu xanh lam. b) Có bao nhiêu dung dịch có thể tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch? Hướng dẫn giải a) 4 chất: glucose, fructose, saccharose và maltose. b) 3 chất: glucose, fructose và maltose. Câu 13. [KNTT - SBT] Trong số các chất saccharose, maltose, tinh bột và cellulose, có bao nhiêu chất khi thuỷ phân hoàn toàn sản phẩm thu được chỉ là glucose? Hướng dẫn giải 3 chất: maltose, tinh bột và cellulose Câu 14. [KNTT - SBT] Hãy chọn đúng hoặc sai a) Glucose và fructose đều là monosaccharide. b) Saccharose được tạo thành từ hai phân tử glucose. c) Tinh bột và cellulose đều có cấu trúc mạch không phân nhánh. d) Glucose có thể tồn tại ở cả dạng mạch hở và dạng mạch vòng. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì được tạo bởi một đơn vị -glucose và một đơn vị β-fructose c. Sai vì amylopectin có mạch phân nhánh d. Đúng. Câu 15. [KNTT - SBT] Hãy chọn đúng hoặc sai a) Cellulose không tan trong nước. b) Tất cả carbohydrate đều tan trong nước. c) Cellulose và tinh bột có cấu tạo giống nhau. d) Tinh bột được cấu tạo tù’ nhiều đơn vị a-glucose liên kết với nhau. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì cellulose không tan trong nước

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.