Nội dung text KHTN 7- LÝ THUYẾT - KNTTVCS.docx
1 BÀI 1: MỞ ĐẦU: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước: + Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh. + Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời các câu hỏi đã nêu. + Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra, …) để kiểm tra dự đoán. + Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2. + Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. - Ví dụ: Nghiên cứu sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên. + Bước 1: Đề xuất vấn đề: Liệu kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó không? + Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dự đoán kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng này mầm của nó; các hạt nằm ngửa trên mặt đất không nảy mầm được. + Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, phương án thí nghiệm). + Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Thực hiện các bước thí nghiệm: Ngâm một lượng hạt đỗ (45 hạt) khoảng 10 giờ; Đặt vào mỗi khay chứa đất ẩm 15 hạt đỗ và chia thành 3 hàng: 5 hạt nằm nghiêng; 5 hạt nằm ngang và 5 hạt nằm ngửa; Đặt 3 khay đất ở nơi có cùng các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng … và giữ ẩm cho đất như nhau; Hàng ngày theo dõi sự nảy mầm và ghi số hạt nảy mầm vào một giờ nhất định. + Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm: Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm. II. MỘT SỐ KĨ NĂNG TIẾN TRÌNH HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN. - Các kĩ năng mà các nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu thường được gọi là kĩ năng tiến trình. 1. Kĩ năng quan sát, phân loại - Kĩ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí, … của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. - Học sinh cần sử dụng các dụng cụ như thước đo, kính hiển vi, … để mở rộng phạm vi quan sát và có những thông tin, kết quả chính xác hơn. - Kĩ năng phân loại đối với lớp 7 là học sinh biết nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn. 2. Kĩ năng liên kết - Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. 3. Kĩ năng đo - Khi thực hiện thí nghiệm, học sinh cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo, … của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp. - Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử li số liệu đo. Bước 3: Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo Bước 4: Phân tích kết quả và thảo luận vể kết quả nghiên cứu thu được.
2 4. Kĩ năng dự báo - Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. - Người ta có thể đưa ra các dự báo định tính và định lượng: + Dự báo định tính: dựa vào hiểu biết, đánh giá và suy luận của các chuyên gia. + Dự báo định lượng: sử dụng các số liệu quan sát, các mô hình tính toán để dự báo. III. SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ ĐO TRONG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7. 1. Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang) - Cổng quang điện là thiết bị có vai trò như công tắc điều khiển mở/ đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. - Cổng quang điện gồm một bộ phận phát ra tia hồng ngoại D 1 , một bộ phận thu tia hồng ngoại D 2 và dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số. Dây nối này vừa có tác dụng cung cấp điện cho cổng quang, vừa có tác dụng gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ. 2. Đồng hồ đo thời gian hiện số - Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang. - Mặt trước của đồng hồ đo thời gian hiện số có các nút: (1) THANG ĐO: Bên nút thang đo có ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của đồng hồ: 9,999 s – 0,001 s và 99,99 s – 0,01 s. (2) MODE: Nút này dùng để chọn chế độ làm việc của đồng hồ. (3) RESET: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu, mặt đồng hồ hiện chỉ số 0.000. - Mặt sau của đồng hồ đo thời gian hiện số có các nút: (4) Công tắc điện. (5) Ba ổ cắm cổng quang A, B, C. (6) Ổ cắm điện. IV. BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Viết báo cáo thực hành Sau khi làm thực hành, học sinh viết báo cáo theo mẫu sau: Họ và tên : ……….. Lớp : ……………. BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Mục đích thí nghiệm : 2. Chuẩn bị : 3. Các bước tiến hành : 4. Kết quả : - Bảng số liệu ( nếu có ) - Tính toán ( nếu có ) - Nhận xét, kết luận. 5. Trả lời các câu hỏi ( nếu có ) 2. Viết và trình bày báo cáo, thuyết trình
3 Để hoạt động thuyết trình thảo luận có kết quả, cần chú ý các vấn đề sau đây: - Chuẩn bị các bước từ việc chọn vấn đề thuyết trình, lập dàn bài chi tiết của báo cáo thuyết trình, thu thập tư liệu/ số liệu đến cách trình bày báo cáo, … dựa trên những hướng dẫn cụ thể từ các thầy/ cô giáo. - Thực hiện hoạt động theo nhóm hoặc tổ với một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có ghi rõ nội dung công việc, người phụ trách, tiến trình thực hiện, sản phẩm. Để hoạt động hiệu quả hơn, hấp dẫn và sinh động hơn, cần ưu tiên cho các tư liệu mang tính trực quan như biểu bảng, tranh ảnh, video, … - Mỗi báo cáo thuyết trình cần có tối thiểu 4 nội dung sau đây: + Mục đích báo cáo, thuyết trình. + Chuẩn bị và các bước tiến hành. + Kết quả và thảo luận. + Kết luận. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC BÀI 2 : NGUYÊN TỬ I. QUAN NIỆM BAN ĐẦU VỀ NGUYÊN TỬ - Theo Democritus: “Nguyên tử là những hạt rất nhỏ bé, không thể phân chia đươc nữa”. - Theo Dalton: “Các đơn vị chất tối thiểu (nguyên tử) kết hợp với nhau vừa đủ theo các lượng xác định trong phản ứng hóa học”. => Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm II. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ CỦA RƠ - DƠ - PHO - BO - - Mô hình nguyên tử Rutherford: - Nguyên tử cấu tạo rỗng. - Cấu tạo nguyên tử: + Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương. + Electron ở lớp vỏ mang điện tích âm. + Electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. - Mô hình nguyên tử của Bo: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. + Lớp trong cùng có 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. + Các lớp khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn, bị hạt nhân hút yếu hơn III. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1. Hạt nhân nguyên tử
4 - Hạt nhân gồm 2 loại hạt là proton(p) mang điện tích dương và neutron( n) không mang điện. Vd: Hạt nhân nguyên tử Helius gồm 2p và 2n - Mỗi hạt proton mang 1 đơn vị điện tích dương, kí hiệu +1. Tổng số điện tích( kí hiệu Z) bằng tổng số hạt proton. 2. Vỏ nguyên tử - Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron (e) . Mỗi e mang 1 đơn vị điện tích âm, kí hiệu - 1. - Các e sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài cho đến hết. Lớp thứ 1( trong cùng gần hạt nhân nhất) có tối đa 2e, lớp thứ hai có tối đa 8e. - Các e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của chất. IV. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ - Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân = Tổng số p + tổng số n ( amu) - Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu. ------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 3 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. - Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định. - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. - Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử. Ví dụ: + Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của chì là 82. + Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của vàng là 79 - Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau. Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron). II. TÊN GỌI VÀ KÍ HIỆU CỦA NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Tên gọi của nguyên tố hóa học - Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium, ... Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo các cách khác nhau. Ví dụ: + Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là сuprum. + Sắt bắt nguồn từ tên gọi cổ xưa là ferrum. + Nhôm tiếng Latin là “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn. - Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng). 2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học