PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text dia li 12 - sach hoc sinh - sach in thu.pdf

HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc • Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung • Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 1. Toán 12, Tập một 2. Toán 12, Tập hai 3. Chuyên đề học tập Toán 12 4. Ngữ văn 12, Tập một 5. Ngữ văn 12, Tập hai 6. Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 7. Tiếng Anh 12 Friends Global – Student Book 8. Lịch sử 12 9. Chuyên đề học tập Lịch sử 12 10. Địa lí 12 11. Chuyên đề học tập Địa lí 12 12. Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 13. Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 14. Vật lí 12 15. Chuyên đề học tập Vật lí 12 16. Hoá học 12 17. Chuyên đề học tập Hoá học 12 18. Sinh học 12 19. Chuyên đề học tập Sinh học 12 20. Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng 21. Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng 22. Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính 23. Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính 24. Âm nhạc 12 25. Chuyên đề học tập Âm nhạc 12 26. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 (1) 27. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 (2) 28. Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Cào lớp nhũ trên tem rồi quét mã để xác thực và truy cập học liệu điện tử. Giá: ....... đ ĐỊA LÍ NGUYỄN KIM HỒNG (Tổng Chủ biên) PHAN VĂN PHÚ – HÀ VĂN THẮNG (đồng Chủ biên) HUỲNH NGỌC SAO LY – HOÀNG TRỌNG TUÂN PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT – TRẦN QUỐC VIỆT 12 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỊA LÍ 12 NGUYỄN KIM HỒNG (Tổng Chủ biên) Bản in thử Sách không bán
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này. Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Biên tập nội dung: NGUYỄN TÚ LINH − NGUYỄN NGỌC THẠNH Biên tập mĩ thuật: PHẠM THỊ HẠ LIÊN Thiết kế sách: PHAN THỊ THIÊN HƯƠNG Trình bày bìa: ĐẶNG NGỌC HÀ − TỐNG THANH THẢO Vẽ bản đồ: HỨA HOÀNG HUẾ – ĐINH NGUYỄN ANH TUẤN Minh hoạ: BAN KĨ − MĨ THUẬT Sửa bản in: NGUYỄN TÚ LINH − NGUYỄN NGỌC THẠNH Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ĐỊA LÍ 12 (Chân trời sáng tạo) Mã số: G2HHZD001M23 In.........bản, (QĐ in số....) Khổ 19x26,5 cm. Đơn vị in: .......................... Cơ sở in: ........................... Số ĐKXB: 4223-2023/CXBIPH/36-2169/GD Số QĐXB:......... ngày .... tháng.... năm 20 In xong và nộp lưu chiểu tháng ....năm 20.... Mã số ISBN: 978-604-0-38991-6 Môn: Địa lí – Lớp 12 HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THẨM ĐỊNH SÁCH GIÁO KHOA (Theo Quyết định số 1882/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chủ tịch: NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN Phó Chủ tịch: NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ Uỷ viên, Thư kí: ĐỖ ANH DŨNG Các uỷ viên: NGUYỄN ĐĂNG CHÚNG NGUYỄN AN THỊNH TRẦN VĂN THÀNH TRẦN HOÀI TRINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH VŨ THỊ THU Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
1 812 NGUYỄN KIM HỒNG (Tổng Chủ biên) PHAN VĂN PHÚ – HÀ VĂN THẮNG (đồng Chủ biên) HUỲNH NGỌC SAO LY – HOÀNG TRỌNG TUÂN PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT – TRẦN QUỐC VIỆT ĐỊA LÍ (Bản in thử)
2 16 Yêu cầu cần đạt: – Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. – Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội đất nước. – Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. Bên cạnh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá rõ nét trong không gian theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao. Từ đó, đã hình thành nên các miền địa lí tự nhiên.Vậy, sự phân hoá thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế – xã hội đất nước? I. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG 1. Phân hoá Bắc – Nam Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa là nguyên nhân chính làm thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam, cụ thể: a) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ khoảng vĩ tuyến 16o B trở ra Bắc) Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ cây cối phát triển xanh tốt. Trong rừng có thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới như dẻ, re, sa mu, pơ mu,...; các loài thú có lông dày như gấu, chồn,... Vào mùa đông, ở đồng bằng trồng được cây vụ đông. b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ khoảng vĩ tuyến 16o B trở vào Nam) Khí hậu đặc trưng là cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25o C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Khí hậu có 2 mùa: mưa và khô. Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (các loài cây họ Dầu), một số nơi hình thành kiểu rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên). Động vật thuộc vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, trăn, rắn, cá sấu,... Bài 3 SỰ PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh sự phân hoá của thiên nhiên Việt Nam theo chiều Bắc – Nam. 105 Bảng 24. Số lượng trâu, bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: triệu con) Năm Vật nuôi 2010 2015 2021 Trâu 1,6 1,4 1,2 Bò 1,0 0,9 1,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015 và 2022) Từ hình thức chăn thả tự nhiên, phân tán theo hộ gia đình, vùng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, điển hình là chăn nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hoá kết hợp công tác quy hoạch, giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại kết hợp chăn nuôi nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn của vùng; hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê với quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm. Sưu tầm một số hình ảnh tiêu biểu thể hiện thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để biên tập một video hoặc viết một bài giới thiệu ngắn về thế mạnh đó. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP Dựa vào hình 24.2, xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, hoàn thành thông tin theo bảng dưới đây vào vở: Cây trồng, vật nuôi Phân bố (tỉnh) Chè ? Cây ăn quả ? Trâu ? Bò ? Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau! Yêu cầu cần đạt Những yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng sau khi học sinh học xong mỗi bài học. Mở đầu Dẫn dắt học sinh vào bài học bằng cách gợi mở những vấn đề các em có thể khám phá. Hình thành kiến thức mới Nội dung chính của bài học được thể hiện qua kênh chữ và kênh hình. Các câu hỏi trong bài giúp các em định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Luyện tập – Vận dụng Các câu hỏi, bài tập, bài thực hành để học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đã học nhằm nhìn nhận, đánh giá, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học. Ô cửa tri thức Những thông tin bổ sung nhằm làm rõ hơn nội dung chính của bài học. Tư liệu hình, bảng được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3,... là cơ sở để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Hướng dẫn sử dụng sách Hình 22.4. Du lịch sinh thái (Quảng Nam) 8 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia (Cambodia). Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Trên đất liền, điểm cực Bắc có vĩ độ khoảng 23o 23’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang); điểm cực Nam có vĩ độ khoảng 8o 34’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau); điểm cực Tây có kinh độ khoảng 102o 09’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên); điểm cực Đông có kinh độ khoảng 109o28’Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). Trên phạm vi lãnh thổ có kinh tuyến 105o Đ chạy qua nên phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ số 7. Trên biển, lãnh thổ của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6o 50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến khoảng 117o 20’Đ tại Biển Đông. Việt Nam nằm ở vị trí giao thoa của các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất; giữa các luồng di cư của nhiều loài sinh vật; nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế và trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới. – Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng. Vị trí địa lí (gồm vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị) là một trong những nguồn lực quan trọng, có thể đem lại những lợi thế cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vậy, vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và kinh tế – xã hội của nước ta? Chương1 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ phạm Vi Lãnh Thổ Yêu cầu cần đạt: Dựa vào Bản đồ hành chính Việt Nam và thông tin trong bài, hãy xác định đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. Ô cửa tri thức Để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan Nhà nước trong giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân, Điều 1 của Quyết định 121-CP ngày 08 tháng 8 năm 1967 quy định giờ chính thức của nước ta là giờ của múi giờ thứ 7. (Nguồn: Quyết định số 121-CP ngày 08 tháng 8 năm 1967)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.