Nội dung text CHUONG 7 (GON) HOA 12 NAM 2024-2025.GIAI.docx.pdf
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THỦ KHOA NGHĨA TP. CHÂU ĐỐC – AN GIANG Ths. DƯƠNG THÀNH TÍNH Tel (Zalo): 0356481353 HÓA HỌC 12 CTGDPT 2018 CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ IIA ❖ Hệ thống lý thuyết theo các chủ đề (tương ứng bài học). ❖ Hệ thống bài tập theo cấu trúc mới (đề minh họa 2025), bài tập ứng dụng thực tế, PTNL gồm: TNKQ (1 đáp án) + Bài tập trắc nghiệm đúng sai+Bài tập trả lời ngắn. ❖ Đề kiểm tra kiến thức cuối chương theo cấu trúc đề minh họa 2025. Năm học : 2024 – 2025 LƯU HÀNH NỘI BỘ
Ths. Dương Thành Tính Hóa học 12 mới – Chương 7: Nguyên tố IA & IIA. 2024- 2025 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỐ NHÓM IA ........................................................................................................2 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT ..................................................................................................................2 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025...................................................6 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ......................................6 Mức 1: nhận biết...............................................................................................................................6 Mức 2: thông hiểu .............................................................................................................................8 Mức 3: vận dụng .............................................................................................................................10 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai ...............................................................................................12 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn..........................................................................................15 Mức 2: thông hiểu ...........................................................................................................................15 Mức 3: vận dụng .............................................................................................................................16 CHỦ ĐỀ 2: NGUYÊN TỐ NHÓM IIA.....................................................................................................20 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT ................................................................................................................20 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025.................................................25 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ....................................25 Mức 1: nhận biết.............................................................................................................................25 Mức 2: thông hiểu ...........................................................................................................................26 Mức 3: vận dụng .............................................................................................................................29 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai ...............................................................................................31 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn..........................................................................................36 Mức 2: thông hiểu ...........................................................................................................................36 Mức 3: vận dụng .............................................................................................................................37 CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP CHƯƠNG 7 ............................................................................................................39 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT ................................................................................................................39 B. CÁC ĐỀ KIỂM THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 (TÁCH RIÊNG)...............................40
Ths. Dương Thành Tính Hóa học 12 mới – Chương 7: Nguyên tố IA & IIA. 2024- 2025 2 CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỐ NHÓM IA A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. ĐƠN CHẤT NHÓM IA 1. Đặc điểm chung ✓ Nhóm IA (kim loại kiềm) gồm: lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), caesium (Cs) và francium (Fr). ✓ Đặc điểm chung: • Nguyên tố nhóm IA là các nguyên tố s. • Chỉ có 1 electron hoá trị ở phân lớp ns1 và đứng đầu mỗi chu kỳ tương ứng. • Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn + o M /M E rất nhỏ nên chúng dễ nhường 1 electron, thể hiện tính khử mạnh: M ⎯⎯→ M+ + 1e • Trong hợp chất, các nguyên tố kim loại nhóm IA chỉ thể hiện số oxi hoá +1. 2. Trạng thái tự nhiên: Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất (chủ yếu là dạng muối). - Sodium có trong: quặng halite (NaCl), nước biển, mỏ muối, soda (Na2CO3.10H2O), diêm tiêu (NaNO3). Quặng halite Khai thácNaCl từ nước biển Mỏ muối dưới lòng đất Soda - Potassium có trong quặng sylvinite (NaCl, KCl), carnallite : KCl.MgCl2.6H2O Quặng sylvinite Quặng carnallite 3. Tính chất vật lí a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Thấp và giảm dần từ Li đến Cs. b) Khối lượng riêng: nhỏ (đều là các kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít (rỗng). c) Độ cứng: thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo) do liên kết kim loại yếu.
Ths. Dương Thành Tính Hóa học 12 mới – Chương 7: Nguyên tố IA & IIA. 2024- 2025 3 4. Tính chất hoá học : Có tính khử mạnh và tăng dần từ Li đến Cs. a. Tác dụng với oxygen ✓ Khi đốt nóng trong không khí, kim loại Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía; Na cháy với ngọn lửa màu vàng; K cháy với ngọn lửa màu tím nhạt. ✓ Ví dụ: Sodium tác dụng vói oxygen trong không khí, có thể tạo ra sodium oxide. 4Na + O2 ⎯⎯→ 2Na2O sodium oxide b. Tác dụng với halogen ✓ Kim loại nhóm IA phản ứng với chlorine ở điều kiện thường tạo thành muối chloride. 2M + Cl2 ⎯⎯→ 2MCl ✓ Kim loại Li cần đun nhẹ, Na và K bốc cháy mạnh trong khí chlorine. 2K + Cl2 ⎯⎯→ 2KCl ✓ Mức độ mãnh liệt của phản ứng tăng dần từ Li đến K. c. Tác dụng với nước Sodium phản ứng với nước ✓ Khi tác dụng với nước, Li nổi trên mặt nước, Na nóng chảy thành hạt cầu và chạy trên mặt nước, K tự bùng cháy. ✓ Khả năng phản ứng của kim loại nhóm IA với nước tăng dần từ Li đến Cs. ✓ Thế điện cực chuẩn của kim loại nhóm IA rất nhỏ. Kim loại nhóm IA tác dụng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiểm và giải phóng khí hydrogen: 2M(s) + 2H2O(l) ⎯⎯→ 2MOH(aq) + H2(g) o r 298 H < 0 2Na(s) +2H2O(l) ⎯⎯→ 2NaOH(aq) + H2(g) 5. Bảo quản ✓ Các kim loại nhóm IA được bảo quản trong dầu hoả, trong chân không hoặc trong khí hiếm. ✓ Ví dụ: Na, K thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả khan, Rb, Cs thường được bảo quản trong các ống thuỷ tinh hàn kín. Bảo quản Na, K trong dầu hỏa II. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA 1. Đặc điểm chung ✓ Các hợp chất của kim loại kiềm thường dễ tan trong nước và tạo thành dung dịch chất điện li mạnh.